Gần đây, giới truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về một cô gái trẻ tên là Tiểu Lưu 29 tuổi người Tứ Xuyên đang làm giáo viên. Bởi vì làm chủ nhiệm lớp nên cô thường xuyên bận rộn, phải thức khuya, làm thêm giờ trong nhiều năm liền... Lâu dần hình thành thói quen, Tiểu Lưu thường không bao giờ đi ngủ trước 2h sáng. Trong lớp, do có nhiều học sinh nghịch ngợm nên Tiểu Lưu thường ở trong trạng thái tức giận, mệt mỏi căng thẳng.
Vào khoảng cuối năm 2021, Tiểu Lưu thường xuyên cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân. Lúc đầu, Tiểu Lưu vẫn nghĩ do cẳng thẳng nên bị dạ dày, nhưng cho tới một một ngày cô cảm thấy buồn nôn và nôn ra máu... gia đình nhận thấy cô gái trẻ dường như sụt cân nghiêm trọng nên vội vàng đưa vào viện.
Tuy nhiên, sau hàng loạt các bước thăm khám, cuối cùng bác sĩ đã đưa ra kết luận, Tiểu Lưu đã bị K gan giai đoạn cuối. Tế bào xấu đã di căn tới phổi, vì thế không thể phẫu thuật. Sau một thời gian hóa trị, Tiểu Lưu đã qua đời khi chỉ mới 29 tuổi khiến gia đình và bạn bè vô cùng thương tiếc.
Sau khi tìm hiểu rõ công việc và thói quen sinh học của Xiao Chen, bác sĩ khẳng định chính 2 thói quen dưới đây đã khiến cô gái trẻ phải gánh án tử!
1. Thức khuya trong thời gian dài
Thời gian chúng ta ngủ là lúc hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại mà cơ thể đã hấp thụ.
Bác sĩ nói: Từ 23h đến 1h sáng là thời điểm gan bắt đầu lọc, đào thải các độc tố trong cơ thể. Từ 1-3h sáng bạn cần ngủ sâu để gan có thể thanh lọc tốt nhất.
Khoảng 3-5h sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi, 5-7h sáng là thời điểm vàng để thức dậy, vệ sinh cá nhân để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
Do đó nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan. Theo thời gian, khả năng miễn dịch của cơ thể xuống dốc và các vấn đề về gan, đặc biệt là ung thư cũng từ đó mà xuất hiện.
2. Thường xuyên tức giận, căng thẳng
Theo y học phương Đông, "gan là mộc, thích phát triển tự do, không thích bị gò bó". Khi tức giận và chán nản, cảm xúc đó sẽ giống như một chiếc lồng đóng kín, ép buộc gan phải ở bên trong đó.
Vì vậy, dễ hiểu rằng điều này sẽ khiến gan của bạn không hề cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Nếu cảm xúc tức giận, buồn bực diễn ra thường xuyên trong thời gian dài thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông bình thường của khí, huyết bên trong gan. Lâu dần, nó khiến khí, huyết ở gan bị tắc nghẽn, ứ trệ và gây ra nhiều vấn đề về gan.
4 dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nên đi khám càng sớm càng tốt
Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 - 80%. Biểu hiện cụ thể như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
Cơ thể xuất hiện mẩn ngứa, mề đay: Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh,... Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
Cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải: Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
Xuất hiện vàng mắt, vàng da: Gan nhiễm độc trong thời gian dài làm suy gan, khiến lượng sắc tố bilirubin tích tụ trong máu. Chất này có thể ngấm vào trong cơ thể gây nên hiện tượng vàng da, vàng mắt. Vì vậy khi thấy biểu hiện này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!
PN (Nguoiduatin.vn)