Một cuộc tấn công thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) xảy ra khi máu cung cấp cho não bị gián đoạn cho một khoảng thời gian ngắn. Các dấu hiệu cũng giống như người đột quỵ nhưng chỉ kéo dài một thời gian ngắn.
Cả đột quỵ và TIA đều thuộc chuỗi các biến cố nghiêm trọng liên quan đến thiếu máu cục bộ ở não. Cả hai đều là chỉ điểm quan trọng của tình trạng thiếu hụt lưu lượng dòng máu não và tăng nguy cơ tàn phế và tử vong.Tuy vậy, TIA cung cấp cơ hội để điều trị vốn có thể ngăn chặn được tổn thương tàn phế vĩnh viễn
Không chủ quan và bỏ qua cơn thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ thường kéo dài chỉ một vài phút nhưng có thể kéo dài trong vài giờ.
Chúng thường biến mất một cách nhanh chóng và không may thường bị bỏ qua.
Cũng giống như một cơn đột quỵ, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần điều trị khẩn cấp. Tỉ lệ lên đến một trong năm người có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ có một đột quỵ trong vòng 3 tháng tới.
Các bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra yếu tố tiềm ẩn gây ra cơn thiếu máu não cục bộ này và sau đó tổ chức điều trị để giảm nguy cơ xảy ra cơn thiếu máu não cục bộ khác hoặc đột quỵ.
Nhận dấu hiệu của đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
Các dấu hiệu của đột quỵ có thể là một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua xuất hiện đột ngột chỉ kéo dài khoảng 1 - 10 phút khi bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường.
Thiếu máu não cục bộ thường kéo dài chỉ một vài phút va biến mất một cách nhanh chóng
- Bất tỉnh, nhức đầu.
- Một mắt hoặc cả hai mắt bỗng không nhìn thấy gì.
- Yếu liệt chân, tay.
- Méo miệng, khó nói, nói ngọng.
- Bị tê nửa người.
- Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi, đứng không vững.
- Giảm khả năng tập trung, trục trặc về trí nhớ.
- Rối loạn nhận biết, mất trí nhớ kiểu Alzheimer...
Tại sao đây là trường hợp khẩn cấp?
Điều trị y tế khẩn cấp là rất quan trọng vì 3 lý do:
1. Chỉ có bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác người đó đang có hoặc đã bị đột quỵ.
2. Một số phương pháp điều trị đột quỵ phải đưa ra trong vòng 4 - 5 giờ đầu của cơn đột quỵ mới có hiệu quả.
3. Bệnh nhân cần phải được một bác sĩ đánh giá và xem xét phương pháp điều trị để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra tiếp trong tương lai.
Điều trị sớm làm giảm khả năng tổn thương não vĩnh viễn, cải thiện cơ hội sống sót và mức thành công lớn hơn trong phục hồi chức năng.
Phải làm gì trong khi chờ đợi xe cứu thương?
Nếu bệnh nhân còn ý thức, cho nằm với gối mỏng kê ở đầu.
Không cho ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Nới lỏng và hạn chế quần áo có thể gây khó thở. Nếu có yếu chi, hỗ trợ chi bị yếu và tránh kéo lê phần cơ thể bị yếu đó khi di chuyển bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân không còn ý thức, kiểm tra mạch và hơi thở của họ. Nếu hơi thở của họ hoặc mạch không còn, bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay - là sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp (hô hấp nhân tạo bằng miệng).
Hồi sức tim phổi có thể phục hồi lượng máu giàu oxy đến não. Không có oxy, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong có thể xảy ra trong vòng 8 phút. Thiết nghĩ, ai cũng nên học và biết cách sơ cứu tim phổi sẽ giúp ích được cho người nhà khi cần thiết.
Nếu không tự tin hoặc không biết cách thực hiện hồi sức tim phổi như thế nào để thực hiện hô hấp nhân tạo, gọi xe cứu thương hoặc cơ sở y tế có chuyên môn sẽ cung cấp hướng dẫn trên điện thoại.
Lời khuyên của thầy thuốc
Thiếu máu não thoáng qua thực chất là cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt.
Nguyên nhân gây thiếu máu não thoáng qua do lưu lượng máu lên não giảm, do động mạch bị hẹp, bị co thắt hoặc bị tắc nghẽn do một cục máu đông từ tim...Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần đảm bảo một chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, giảm đường, mỡ, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê...
Bên cạnh đó cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ nghơi hợp lý, tránh stress, tập luyện thể thao hàng ngày...
Đặc biệt, khi có cơn thiếu máu não thoáng qua, cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh hoặc có cảm xúc mạnh để phòng ngừa tai biến mạch máu não thực sự rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị.
Theo Bs Trương Minh Hữu Hạnh (Sức khỏe & Đời sống)