Bà Zhang, năm nay 40 tuổi, khi khám sức khỏe được chẩn đoán có nhân giáp nhưng bà lại không quan tâm đến tình trạng của mình. Mãi về sau, cơ thể không khỏe, bà đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Khi đó, bác sĩ yêu cầu các thành viên trong gia đình bà Zhang cùng nhau làm xét nghiệm gen, kết quả 2 thành viên còn lại trong gia đình bà cũng mắc ung thư tuyến giáp.
Bác sĩ điều trị phát hiện ra rằng bệnh này có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống của gia đình họ. Gia đình cô Zhang thích ăn đồ bảo quản, đặc biệt là thịt xông khói và dưa chua, mỗi bữa ăn không thể thiếu món này. Tuy chúng có mùi vị đậm đà, dễ ăn nhưng hầu hết đều chứa hàm lượng muối lớn, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực tế, khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp và dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Đồng thời, nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Ở nhiều gia đình, họ thích ăn loại dưa muối, vừa tiện lợi lại dễ ăn nhưng để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên hạn chế ăn đồ bảo quản càng nhiều càng tốt.
Đặc biệt với những người như bà Zhang, khi đã được chẩn đoán mắc nhân tuyến giáp nên kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều muối có thể kích thích tuyến giáp và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của tuyến giáp, từ đó gây ra nguy cơ ung thư tuyến giáp.
3 loại thực phẩm nên ăn ít kẻo bị ung thư tuyến giáp
Trong cuộc sống hàng ngày, dù ngon đến mấy nhưng vì sức khỏe của bản thân, chúng ta cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều 3 loại thực phẩm này, đặc biệt là người đã bị nhân giáp.
1. Thực phẩm giàu iốt và muối
Dù bạn có sức khỏe bình thường thì bạn cũng phải kiểm soát lượng iốt trong bữa ăn hàng ngày, người đã bị nhân giáp thì càng phải chú trọng.
Điều này là bởi nguyên tố iốt kích thích nghiêm trọng chức năng tuyến giáp, khi bạn thường xuyên ăn thực phẩm có hàm lượng iốt cao có thể làm nặng thêm các nhân giáp, do đó làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến giáp. Các thực phẩm giàu iốt thường gặp bao gồm tảo bẹ, rong biển, trong khi đó, thực phẩm nhiều muối phổ biến là đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn...
2. Hải sản
Các loại hải sản thường gặp trong cuộc sống của chúng ta chủ yếu là cua, tôm và cá. Loại thực phẩm này dễ khiến bệnh nhân bị nhân giáp nặng thêm. Tuy rất bổ dưỡng nhưng đối với người bị nhân giáp sẽ kích thích cơ thể rối loạn nội tiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuyến giáp.
Bên cạnh đó, đối với người có sức khỏe bình thường, chúng ta cũng đều biết rằng "cái gì quá cũng không tốt", do đó, bạn cũng nên kiểm soát lượng hải sản ăn vào một cách phù hợp.
3. Thức ăn cay và kích thích
Nói chung, thức ăn cay có mùi vị nặng hơn được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, thức ăn cay và kích thích gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của dạ dày và ruột, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lượng nội tiết của cơ thể.
Đặc biệt đối với những người bị nhân giáp, ăn một số đồ ăn cay nóng sẽ kích thích rối loạn chức năng tuyến giáp, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tuyến giáp, dễ dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy, dù có ngon đến đâu cũng phải tránh ăn quá nhiều.
Theo Chang (Pháp Luật & Bạn Đọc)