Ung thư tuyến giáp là khối u ác tính thường gặp ở vùng đầu và cổ nữ giới. Bức xạ ion hóa hiện là nguyên nhân duy nhất được xác nhận gây ung thư. Bệnh này có thể liên quan đến tiền sử di truyền của nhân giáp và các thành viên trong gia đình. Những người trẻ tuổi nên tìm hiểu bệnh từ sớm để tự kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ.
4 nhóm người cần cảnh giác với bệnh ung thư tuyến giáp
- Đầu tiên là nữ giới, đặc biệt là những cô gái trẻ và người ở tuổi trung niên, từ 20 - 40 tuổi là độ tuổi khởi phát cao nhất.
- Thứ hai là người có tiền sử xạ trị vùng đầu cổ thời thơ ấu hoặc tiền sử tiếp xúc với ô nhiễm bức xạ, tiền sử xạ trị toàn thân.
- Thứ ba là những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.
- Thứ tư là những người đã từng mắc các bệnh về tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và các bệnh khác.
Nếu bạn thuộc 1 trong 4 nhóm người này thì nên tầm soát tuyến giáp từ sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có thể sống được bao lâu?
Thực tế bạn đừng quá lo lắng, 90% người mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, nếu tiên lượng sớm thì có thể chữa khỏi trên lâm sàng. Vì vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần được phát hiện sớm và điều trị sớm thì mới có thể chữa khỏi bệnh, từ đó kéo dài thời gian sống của người bệnh như người bình thường.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp?
Để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp và các bệnh tuyến giáp khác, bạn phải thực hiện những điểm này trong cuộc sống hàng ngày:
1. Cần chú ý tránh để bức xạ ion hóa lâu dài ở vị trí cổ.
2. Việc khám sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt đối với nhóm nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.
3. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của tuyến giáp thì cần đến bệnh viện để khám, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng đối với quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Khi phát hiện sớm thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Theo Mẫn Nhi (Tổ Quốc)