Ráy tai là một chất bôi trơn tự nhiên được tạo ra từ các tuyến trong ống tai. Nó có nhiệm vụ bảo vệ vùng ống tai khỏi các vi sinh vật và các tác nhân khác bên ngoài. Với kết cấu dạng gel màu mỡ, ráy tai chứa nhiều tế bào chết giúp đẩy lùi các vi sinh vật có hại trong vùng ống tai.
Tuy nhiên, khi ráy tai tích tụ quá nhiều, chúng sẽ cản trở khả năng nghe, gây ra các triệu chứng khác như ù tai, giảm thính giác. Vì vậy, vệ sinh tai thường xuyên là điều cực kì quan trọng.
Nhưng làm thế nào để lấy ráy tai đúng cách và an toàn? Đừng nghĩ tới cách sử dụng bông ngoáy tai bởi rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực lên vùng tai. Sau đây, để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra 6 mẹo lấy ráy tai dễ dàng và an toàn cho chúng ta:
1. Dung dịch Hydro Peroxit:
Hydro peroxide, hoặc nước oxy hóa, là một sản phẩm tự nhiên giúp loại bỏ ráy tai mà không gây ảnh hưởng đến ống tai.
Tính sát trùng của nó có tác dụng đánh tan ráy tai và vi khuẩn trong khi chất lỏng sẽ làm tiêu bã nhờn.
Cách sử dụng:
- Hòa loãng một chút dung dịch hydro peroxit với nước, cho vào ống nhỏ pipette và nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên tai.
- Nghiêng đầu theo hướng thích hợp sao cho dung dịch đi thẳng vào tai. Sau 3 phút thì nghiêng đầu theo hướng đối lập để thải bã nhờn.
- Sử dụng đều đặn 2 tuần một lần.
2. Glycerine:
Glycerine là một trong những thứ phổ biến được sử dụng để lấy ráy tai. Thành phần này giúp làm mềm ráy tai, từ đó việc loại bỏ ráy tai sẽ trở nên dễ dàng hơn chỉ trong vài phút.
Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch ống tai, ngăn ngừa nhiễm trùng , ù tai.
Cách sử dụng:
- Nhỏ khoảng 2 giọt vào tai, nghiêng đầu theo hướng thích hợp và giữ cho dung dịch ngấm vào tai khoảng 3 phút
- Sau đó, nghiêng đầu và nhẹ nhàng lôi ráy tai ra khỏi ống tai
- Lặp lại các bước trên với tai còn lại
3. Dầu dừa:
Ngoài tính chất bôi trơn và chống vi khuẩn, dầu dừa còn là một thành phần lý tưởng dùng trong việc lấy ráy tai, làm thông thoáng ống tai mà không làm tổn thương tai
Cách sử dụng
- Đun nóng dầu dừa, sau đó nghiêng đầu và nhỏ vài giọt dầu dừa ấm vào lỗ tai.
- Giữ trong 3-5 phút rồi lấy bã ra khỏi tai.
- Làm tương tự với tai còn lại. Lặp lại đều đặn 2 tuần một lần.
4. Dấm táo:
Dấm táo có thể vừa giúp lấy ráy tai an toàn, vừa cân bằng độ pH trong vùng ống tai, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Dấm táo chứa nhiều chất axit tự nhiên hỗ trợ loại bỏ các vi sinh vật và phòng ngừa viêm.
Cách sử dụng:
- Hòa loãng một chút dấm táo với nước ấm. Cho dung dịch vào ống nhỏ và nhỏ vài giọt vào tai.
- Nghiêng đầu và giữ khoảng 3 phút.
- Làm sạch bã còn lại trong ống tai. Lặp lại quá trình này hàng tháng.
5. Dầu hạnh nhân:
Là một nguồn giàu vitamin E và axit béo, dầu hạnh nhân là thành phần rất tốt cho việc lấy ráy tại. Chúng giúp làm mềm ráy tai, bôi trơn và làm dịu viêm ngứa trong vùng ống tai.
Cách sử dụng:
- Đun ấm chút dầu hạnh nhân, sau đó nhỏ 2-3 giọt vào tai.
- Nghiêng đầu cho dầu chảy vào bên trong tai, sau đó giữ khoảng 3 phút.
- Lấy ráy tai nhẹ nhàng và lau sạch cùng xung quanh.
6. Dầu ô-liu:
Dầu ô-liu nguyên chất cũng là một giải pháp tốt cho việc lấy ráy tai mà không làm tổn hại đến sức khỏe và sự an toàn của vùng tai.
Dầu ô-liu chứa nhiều axit béo và vitamin E, hai thành phần chủ đạo hỗ trợ bôi trơn và bảo vệ ống tai khỏi viêm nhiễm.
Cách sử dụng:
- Đun ấm một chút dầu ô-liu và nhỏ khoảng 2-3 giọt dầu vào tai.
- Nghiêng đầu cho dầu chảy và tai, sau đó giữ khoảng 2-3 phút.
- Lấy ráy tai ra nhẹ nhàng. Áp dụng đều đặn vào mỗi tuần một lần.
Như bạn đã thấy, những phương pháp lấy ráy tai trên thực sự rất dễ thực hiện và đảm bảo độ an toàn cao cho sức khỏe vùng tai. Hãy tự chọn cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân nhất và cố gắng cắt giảm mức độ sử dụng bông tai cho việc lấy ráy tai theo cách truyền thống.
Theo Phương Hoa (Soha/Trí Thức Trẻ)