Vào mùa lạnh, nhiều người sẽ nhớ ngay đến món thịt dê, vừa ăn khỏi miệng, cơ thể đã ấm dần lên, năng lượng được bổ sung nhanh chóng. Với những chất dinh dưỡng phong phú và nổi bật hơn so với các loại thịt gia súc khác, thịt dê được khen ngợi là món ăn "hảo hạng".
Vì sao Đông y gọi thịt dê là món ăn "hảo hạng"?
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính nhiệt, khi ăn vào cơ thể, tác động ngay đến kinh lá lách, dạ dày, thận, và tim. Thịt dê có tác dụng làm ấm dạ dày, dùng để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày lá lách hư hàn (lạnh) gây ra buồn nôn, trào ngược dạ dày, cơ thể yếu đuối, lạnh bụng.
Thịt dê có thể bồi bổ gan thận, dùng để trị các bệnh liên quan đện thận dương hư, gây ra các triệu chứng như đau lưng mỏi gối, đau do lạnh, bất lực, yếu dương.
Thịt dê giúp bổ máu ôn kinh, có thể điều trị các bệnh đau bụng do lạnh, phụ nữ sau sinh cần bổ máu, giải quyết tình trạng thiếu máu.
Đông y truyền thống nhận định, thịt dê chính là vị thuốc bồi bổ nguyên khí, bổ dương, bổ tinh huyết, là món ăn "hảo hạng" để hồi phục sức khỏe sau khi lao lực quá sức. Là một món ăn ấm áp ưu việt hơn trong nhóm thực phẩm từ thịt.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng "Bản thảo cương mục" của Trung Quốc tôn vinh thịt dê là món ăn bổ dương ích khí huyết, làm ấm toàn bộ cơ thể.
Phân tích Thành phần dinh dưỡng
Trong mỗi 100g thịt dê tương đương khoảng 118 calo. Khuyến nghị lượng ăn an toàn là 50g/người/bữa.
Các thành phần chính:
Carbohydrate: 0.20 (g), Chất béo: 3.90 (g), Protein: 20.50 (g), Vitamin A: 11,00 (μg)
Vitamin E: 0.31 (mg), Vitamin B1: 0.15 (mg), Riboflavin: 0.16 (mg), Niaxin: 5,20 (mg)
Cholesterol: 60,00 (mg), Magie: 22,00 (mg), Canxi 9,00 (mg), Sắt 3,90 (mg), Kẽm: 6,06 (mg)
Đồng: 0.12 (mg), Mangan: 0.03 (mg), Kali: 403,00 (mg), Phốt pho: 196,00 (mg), Natri: 69,40 (mg), Selen: 7,18 (μg).
Những kiêng kỵ khi ăn thịt dê
Trong dân gian lưu truyền quan niệm, ăn thịt dê vào mùa đông để giữ ấm, đây là một món ăn được đánh giá là thơm ngon, giàu dinh dưỡng, nhưng lại là món ăn cần phải chú ý đối với những nhóm người khác nhau.
Xét tổng thể, thịt dê tốt nhưng vẫn phải cẩn trọng khi ăn uống. Người trong giai đoạn cơ thể bị nóng bốc hỏa, ví dụ như bị sốt, đau răng, loét miệng, ho, nôn ói, có đờm màu vàng. Người có bệnh gan, cao huyết áp, viêm ruột cấp tính hoặc bị các bệnh truyền nhiễm khác.
1. Người bị bệnh tim, huyết thanh
Thịt dê thuộc tính nóng, chua và ngọt, nếu chế biến cùng với rượu, sẽ làm tăng độ nóng lên, ăn vào sẽ nóng phừng phừng. Vì vậy, khi nấu dê hầm không nên cho thêm dấm. Những người bị rối loạn chức năng tim và bệnh nhân có bệnh huyết thanh nên chú ý đặc biệt.
2. Người bị viêm gan
Người có bệnh viêm gan nên tránh ăn thịt dê, vì đây là món ăn giàu protein và chất béo, khi gan có bệnh thì chức năng gan suy giảm, nếu ăn cùng lúc một lượng lớn chất đạm và chất béo, cơ thể không kịp tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng, tạo thành gánh nặng cho gan, khiến cho bệnh bùng phát nặng hơn.
3. Người bị bốc hỏa, nóng trong
Các thành phần trong thịt dê có tính nhiệt cao, bổ dương mạnh, sau khi ăn người sẽ nóng lên, dễ bốc hỏa. Vì vậy, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, tốt nhất nên ăn kèm với rau cải thảo, cải bắp, bún mì miến để làm giảm độ nóng của thịt dê.
4. Người đang có bệnh đau, viêm
Vì tính nóng cao, nên đây là món ăn không phù hợp với người đang bị nóng trong, sốt, đau răng, viêm nhiệt lở loét khoang miệng, ho, có đờm vàng…
5. Người bị huyết áp cao, viêm đường ruột
Người có bệnh huyết áp cao, viêm ruột cấp hoặc các bệnh truyền nhiễm, không nên ăn thịt dê.
Lưu ý khác
Khi ăn lẩu dê cần chú ý chần thịt chín kỹ, do thịt dê bản thân có chứa ký sinh trùng, dễ nhiễm khuẩn, virut… Khi chọn mua thịt dê nên chọn thịt tươi, an toàn, tốt nhất là nấu chín cẩn thận trước khi ăn.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)