Vừa ăn vừa uống nước
Bất kì là loại nước nào, dù là nước lọc hay nước có ga khi được dùng trong bữa ăn đều gây ảnh hưởng. Khi có quá nhiều chất lỏng được cung cấp vào cơ thể, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại và làm tăng áp lực cho dạ dày.
Bên cạnh đó, vừa ăn vừa uống nước còn ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch của dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Việc chan canh để ăn cùng với cơm cũng là điều không nên trong quá trình ăn. Cách tốt nhất là bạn nên uống nước trước bữa ăn 30 phút để làm sạch dạ dày. Còn nếu trong bữa ăn có canh, hãy ăn trước một bát canh sau đó ăn cơm và các món ăn khác.
Gắp thức ăn cho người khác
Theo nghiên cứu, trong khoang miệng của mỗi người có chứa hơn 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm những vi khuẩn có lợi và cũng có rất nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa hay viêm gan,… cho nên, việc bạn gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình chính là nguyên nhân truyền các bệnh như viêm họng, dạ dày, quai bị,…
Mặc khác, chưa chắc món ăn đó phù hợp với khẩu vị của người được gắp thức ăn. Như thế lại gây nên sự khó xử cho đối phương. Chính vì thế, hãy thay đổi thói quen gắp thức ăn vào bát người khác.
Dùng điện thoại trong lúc ăn
Vừa ăn vừa dùng điện thoại sẽ khiến não bộ bị phân tâm và không tập trung vào việc ăn uống khiến thức ăn không được nhai kỹ càng, lúc này dạ dày sẽ tiết axit và enzyme không đủ, dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
Ngoài ra, trên màn hình điện thoại chứa rất nhiều loại vi khuẩn và bụi bẩn nhiều hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Trong đó, có đến 16% điện thoại chứa những loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm như Ecoli, vi rút cúm MRSA,… Và việc chúng ta vừa ăn vừa sử dụng điện thoại chính là con đường đưa những vi khuẩn có hại đó vào cơ thể con người gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ăn trái cây sau khi ăn cơm
Thông thường sau bữa ăn, chúng ta có thói quen tráng miệng bằng trái cây. Nhưng bạn có biết điều này thật sự không tốt cho sức khỏe? Ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm dễ tạo ra cảm giác cồng kềnh. Không chỉ vậy, nếu trái cây không được tiêu hóa và vẫn kẹt ở thành dạ dày cho đến khi phân hủy thì rất dễ gây viêm dạ dày.
Vì thế, sau bữa ăn, nên chờ một thời gian rồi mới ăn trái cây để lượng thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng và cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Ăn quá nhiều rau củ
Nếu bạn ăn quá nhiều rau, trái cây (hơn 800gr cả trái cây, rau củ) mỗi ngày thì không chỉ không tốt mà còn nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ trong rau xanh, rau củ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng tiết enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá nhiều rau quả với hàm lượng chất xơ cao như cần tây, măng - chúng sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể.
Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh, bạn dễ cắt giảm nhóm dinh dưỡng khác như tinh bột, thịt cá... Về lâu dài, thói quen này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein, axit béo của cơ thể. Vì thế, theo chuyên gia, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 400gr rau và 400gr trái cây mỗi ngày mà thôi.
Thói quen ăn mặn
Thói quen ăn mặn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Thức ăn quá mặn đã gây ra 9,5% tổng số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
Theo Reader’s Digest, ăn quá nhiều muối có thể làm hỏng tim hoặc thận và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chế độ ăn uống.
Theo M.H (Giadinh.net.vn)