Đây là vật dụng trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu, mỗi cm vuông chứa 11,4 triệu vi khuẩn

05/04/2023 10:15:08

Không phải nhà vệ sinh, khu bếp mới là khu vực chứa nhiều mầm bệnh nhất trong nhà. Trong đó, vật dụng "bẩn" số 1 nhà bếp lại chính là chiếc tủ lạnh.

Tủ lạnh có thể được coi là một trong những tiến bộ công nghệ vĩ đại nhất hiện nay. Dù vậy, tủ lạnh không phải là một món đồ "vạn năng" và vô khuẩn như nhiều người vẫn nghĩ. 

Thực tế, theo "Báo cáo sức khỏe gia đình" của Hội đồng sức khỏe toàn cầu, tủ lạnh là nơi bẩn thứ 2 trong nhà. Theo báo cáo, trong tủ lạnh có chứa 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông, còn bẩn hơn nhà vệ sinh. 

Các vi khuẩn gây bệnh trong tủ lạnh chủ yếu bao gồm Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus... Nhiều người nghĩ rằng vi khuẩn sẽ bị giết chết trong môi trường nhiệt độ thấp.

Nhưng trên thực tế, nhiều vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường khoảng 0 đến -45 độ C. Tủ đông có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và khiến nó bước vào "thời kỳ ngủ đông", nhưng nó không thể đóng vai trò khử trùng. Do đó khuyến cáo mọi người nên cất trữ thức ăn trong các hộp thủy tinh, bao gói kín trước khi cho vào tủ lạnh để giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đến thực phẩm.

Đây là vật dụng trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu, mỗi cm vuông chứa 11,4 triệu vi khuẩn

Các loại vi khuẩn có thể "sống" trong tủ lạnh

Có 2 họ vi khuẩn hoàn toàn khác nhau có thể sinh sống trong tủ lạnh là vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn gây hỏng thực phẩm (loại vi khuẩn làm cho thực phẩm xấu đi và phát triển mùi vị khó chịu).

- Vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiệt độ khoảng từ 5-60 độ C, nhưng chúng thường không ảnh hưởng đến mùi vị, mùi hoặc hình thức của thực phẩm. Nói cách khác, nhìn vào thực phẩm người ta không thể nói rằng nó mang mầm bệnh.

- Vi khuẩn gây hỏng thực phẩm có thể phát triển ở nhiệt độ thấp, chẳng hạn như trong tủ lạnh. Chúng làm cho thức ăn phát triển hoặc có mùi vị khó ngửi và khó ăn. Hầu hết mọi người sẽ không ăn thực phẩm bị hỏng.

Thực phẩm được bảo quản không đúng cách hoàn toàn có thể tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn này phát triển.

Thời gian bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Hải sản, thịt sống, gia cầm: Đồ sống tối đa 4 ngày, thịt đã nấu chín chỉ để 3 ngày

Hải sản, thịt sống, thịt gia cầm nên được bảo quản trong phần lạnh nhất của tủ lạnh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, cần đặt chúng trên một cái đĩa hoặc vật đựng, tránh cho nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác. Cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.

Hải sản, thịt sống có thể được bảo quản khỏi vi khuẩn và không bị ô nhiễm trong tối đa 4 ngày. Đối với thịt đã nấu chín, tổng cộng là 3 ngày.

Hoa quả và rau: Một số loại rau nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng

Bảo quản trái cây và rau quả một cách riêng biệt, nếu không rau sẽ hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây và sẽ bị hỏng sớm. Tốt hơn là đặt rau và hoa quả trong các ngăn riêng biệt được cung cấp.

Bạn nên phân loại rau, để chúng trong túi đựng đã được chọc thủng vài lỗ để thoáng khí. Hãy để các loại rau củ nặng hơn như cà rốt, su hào, bắp cải... xuống dưới, sau đó để các loại rau ăn lá lên trên. Nếu thấy rau quá bẩn, bạn có thể rửa sạch, để khô nước (thấm bằng giấy ăn) trước khi cho vào tủ.

Đối với một số loại trái cây phát hành khí ethylene như chuối, bơ, đào, mơ... không cần phải được bảo quản trong tủ lạnh bởi chúng sẽ khiến thực phẩm gần đó chín hoặc nhanh hỏng hơn. Điều này cũng đúng với một số loại rau củ như khoai tây, hành tây, tỏi, cà chua, bí ngô... chúng sẽ để được lâu hơn nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng.

Đây là vật dụng trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu, mỗi cm vuông chứa 11,4 triệu vi khuẩn - 1

Trứng, các sản phẩm từ sữa...: 3 đến 5 tuần

Trứng: Nhiều người có thói quen để trứng ở cánh cửa tủ lạnh. Trên thực tế, bạn nên để trứng ở các ngăn chính để có thể duy trì nhiệt độ ổn định, giúp trứng tươi lâu hơn. Ngoài ra, trứng nên được giữ trong các hộp đóng gói ban đầu để giảm nguy cơ bị vỡ. Về cơ bản, trứng là sản phẩm có thể kéo dài trong một thời gian dài (3 đến 5 tuần).

Sữa thanh trùng: Sữa thanh trùng có thời hạn ngắn và dễ hỏng hơn các loại sữa tươi đóng hộp khác. Do đó, loại thực phẩm này nên được bảo quản ở ngăn chính tủ lạnh thay vì ở cánh cửa, nơi nhiệt độ không ổn định. Đồng thời, bạn cũng cần cho ngay sữa vào tủ lạnh khi đem về từ siêu thị, cửa hàng, không để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Đối với các sản phẩm từ sữa như phô mai, sau khi sử dụng còn dư cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.Còn với bơ thì để nguyên chúng trong hộp đựng ban đầu, và giữ trong cửa tủ lạnh. Tuy nhiên đừng bảo quản chúng lâu hơn 6 tháng.

Thức ăn thừa và các sản phẩm khô: Không quá 2 ngày

Thức ăn thừa phải được giữ trong các hộp đựng chuyên dụng kín, làm như vậy để tránh mùi không lan ra các đồ ăn khác. Chúng ta không nên bảo quản quá hai ngày.

Không cần phải lưu trữ các sản phẩm khô trong tủ lạnh vì độ ẩm sẽ làm hỏng độ giòn của thực phẩm. Nếu có lưu trữ hãy để các sản phẩm khô vào bình chứa kín và khô ráo.

Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội): "Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ có thể kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn, khiến quá trình sinh sôi phát triển của chúng chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn hoàn toàn".

Theo chuyên gia, tủ lạnh không phải là nguyên nhân khiến thức ăn nhiễm khuẩn nhưng nếu sử dụng, vệ sinh không đúng cách thì lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn, gây bệnh cho người dùng, vì vậy người Việt cần thay đổi ngay những sai lầm dưới đây.

- Không tích trữ những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn như là: Trứng đã vỡ; rau xào ăn thừa; hải sản ăn thừa...

Đây là vật dụng trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu, mỗi cm vuông chứa 11,4 triệu vi khuẩn - 2

- Cần đậy thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh. Nếu không đậy kỹ thức ăn, vi khuẩn trong tủ lạnh sẽ xâm nhập và làm đồ ăn của bạn biến đổi, không còn an toàn để sử dụng. Bên cạnh đó, việc không đậy kín thực phẩm cũng sẽ khiến tủ bị ám mùi.

- Bảo quản thịt sống và đồ ăn chín riêng biệt trong tủ lạnh. Nếu muốn đặt cùng ngăn tủ lạnh, hãy bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc đặt trong hộp có nắp đậy. Sau khi lấy đồ ăn từ tủ lạnh, không nên ăn ngay mà cần hâm nóng hoặc nấu chín kỹ. Cần rửa sạch rau, củ, quả bằng nước trước khi ăn.

- Không tích trữ thực phẩm quá lâu trong tủ. Thực phẩm nếu để ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.

- Tiêu thụ hết thực phẩm ngay sau khi rã đông. Nếu không ăn hết thì nên bỏ ngay.

- Không nên lạm dụng tủ lạnh. Cho cả: mỹ phẩm, thuốc, sản phẩm chăm sóc tóc... vào tủ lạnh. Điều đó dẫn đến việc dễ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cho tủ lạnh. Hơn nữa, điều đó cũng khiến cho chúng ta dễ bỏ quên thực phẩm, vừa khiến tủ thêm nguy hiểm, lại khiến tủ trở nên bốc mùi. Thay vào đó, nên chọn lựa những gì phù hợp nhất để cho vào tủ, trước khi cho nên làm sạch.

- Thường xuyên làm sạch tủ lạnh, và giữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá ba ngày.

Đây là vật dụng trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu, mỗi cm vuông chứa 11,4 triệu vi khuẩn - 3

PN (SHTT)