Theo CNN: Các ứng dụng trên smartphone được quảng cáo là "có khả năng đánh giá mức độ nguy hiểm của nốt ruồi trên cơ thể" đều không đáng tin cậy để chẩn đoán ung thư da.
Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đã khẳng định: Các ứng dụng soi nốt ruồi hàng đầu không có khả năng đánh giá hay chẩn đoán ung thư hắc tố (melanoma), thậm chí còn phán bừa khiến người dùng lo nghĩ đến phát ốm.
Cụ thể hơn: SkinVision và SkinScan là 2 ứng dụng soi nốt ruồi phổ biến tại trời Âu nhưng lại không được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho ra mắt tại Mỹ.
"Đánh giá cho thấy những ứng dụng soi nốt ruồi có hiệu năng kém, chủ yếu dựa trên thuật toán điện tử và chưa đủ tin cậy để chúng tôi khuyến nghị sử dụng", CNN dẫn lời nhóm chuyên gia từ Đại học Birmingham và Đại học Nottingham ở Anh.
9 nghiên cứu trước đó về các ứng dụng soi nốt ruồi đều đi đến cùng kết luận: Không thể tin tưởng 100% được!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có từ 2 - 3 triệu ca ung thư da không phải là melanoma (non-melanoma skin cancer) và 132.000 ca ung thư hắc tố (melanoma) diễn ra trên toàn cầu hằng năm.
Tuy nhiên, điểm sáng là ung thư da nói chung hầu hết đều có thể điều trị nếu được chẩn đoán sớm - điều được các chuyên gia y tế cho là quan trọng nhất.
Tóm lại, các ứng dụng kể trên có thể giúp người dùng phần nào nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của ung thư da. Tuy nhiên, việc chẩn đoán 1 người có bị ung thư da hay không chỉ dựa vào thuật toán máy tính bị coi là bịp.
Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu hoặc nốt ruồi bất thường trên cơ thể, việc tốt nhất chị em nên làm là đến thẳng bệnh viện để được tư vấn tốt nhất - chứ không phải tải về dăm thứ ứng dụng vớ vẩn để tự chẩn đoán.
Theo JJJ (Báo Dân Sinh)