Độ tuổi phổ biến chị em dễ mắc bệnh tuyến giáp là khoảng 40-50 tuổi. Nam giới thường muộn và ít hơn, tầm 60-70 tuổi. Thế nhưng, mới đây có trường hợp cô gái trẻ chỉ mới 25 tuổi đã bị ung thư tuyến giáp.
Mới 25 tuổi tuổi, cô gái trẻ đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp
Cô gái trong câu chuyện này là Hân Hân (25 tuổi, ở Trung Quốc và vừa tốt nghiệp không lâu).
Vốn là người năng động nên từ khi còn học ở trường đại học, ngoài nhiệm vụ tới lớp thì Hân Hân còn làm thêm công việc kinh doanh.
Nhờ vậy, sau khi ra trường, Hân Hân đã có trong tay một số vốn không nhỏ và công việc cũng dần phát triển. Do khối lượng công việc lớn nên Hân Hân luôn bận rộn, thậm chí không có thời gian để ăn, chưa kể thời gian nghỉ ngơi.
Trong vài tháng gần đây, Hân Hân đột nhiên nhận thấy mình rất dễ đổ mồ hôi, kèm theo đó là giọng nói của cô dần trở nên khàn bất thường. Nhưng công việc bận rộn nên cô gái trẻ cho rằng đây là một bệnh nhẹ và sẽ biến mất trong vài ngày tới.
Thế nhưng 2 tháng sau vào 1 buổi sáng thức dậy, Hân Hân nhìn vào gương và phát hiện có một khối u ở cổ. Lúc này cô vội vã đến bệnh viện để kiểm tra thì kết quả cô bị ung thư tuyến giáp.
Vì mới 25 tuổi nên không ai nghĩ rằng cô lại mắc bệnh ung thư tuyến giáp như vậy. Các bác sĩ cũng giải thích 2 tháng trước đây chỉ là một nhân giáp và hiện tại nó đã phát triển thành ung thư.
Từ trường hợp của cô gái 25 tuổi, bác sĩ cảnh báo 4 triệu chứng của ung thư tuyến giáp như sau:
Bác sĩ Trần Thái Sơn, phụ trách Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp gồm rối loạn hệ miễn dịch, người mắc bệnh tuyến giáp, nhiễm phóng xạ, yếu tố di truyền, tuổi tác...
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu nào đặc biệt, thậm chí xét nghiệm hormone tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Thông thường người bệnh tự phát hiện do sờ thấy khối u vùng cổ, hoặc phát hiện tình cờ qua siêu âm tuyến giáp khi thăm khám sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, giai đoạn muộn hoặc khối u xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Cơ thể đổ mồ hôi bất thường
Sự bất thường của nội tiết tố tuyến giáp sẽ khiến chức năng trao đổi chất của cơ thể sẽ bị rối loạn, điều này khiến người bệnh bị nhân giáp và thường xuyên bị đổ mồ hôi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Vậy nhưng hầu hết mọi người cũng giống như cô gái trẻ ở trên cho rằng đó chỉ là một dấu hiệu bình thường nên thường bỏ qua.
Khó nuốt hay khó thở
Vì vậy nếu thấy khó thở hoặc khó nuốt khi ăn uống thì có thể bạn đã mắc bệnh về tuyến giáp, nguy hiểm hơn là ung thư tuyến giáp.
Điều này là do khi các tế bào ung thư tiếp tục mở rộng và lớn hơn, nó sẽ chèn ép lên thực quản gây khó thở và khó khăn cho việc nuốt thức ăn.
Khàn giọng hoặc nói bằng giọng bình thường khó khăn
Khi các nhân giáp tiếp tục phình to và không được kiểm soát kịp thời, chúng sẽ chèn ép dây thần kinh thanh quản và gây khàn tiếng hoặc khó khăn khi nói giọng bình thường.
Để phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp, bác sĩ khuyên 5 điều sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, ăn nhiều rau xanh.
- Cân bằng lượng i-ốt trong cơ thể, tăng cường vận động để giúp cơ thể chuyển hóa tốt.
- Tránh sống và làm việc trong môi trường có tia bức xạ như những nơi sản xuất đồ linh kiện điện tử hoặc nhà máy năng lượng hạt nhân...
- Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tầm soát ung thư định kỳ, trong đó có siêu âm tuyến giáp.
- Nếu có các triệu chứng như khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, khối u ở cổ, ho dai dẳng, cần đến khoa nội tiết kiểm tra xem mình có mắc ung thư tuyến giáp hay không.
Theo Thạch Thảo (Khỏe & Đẹp)