Tiểu Lưu (21 tuổi) là một nhân viên bán hàng đang sinh sống tại Trung Quốc. Cô đã có bạn trai cách đây 2 năm, dù cả hai không sống chung nhưng lại thường xuyên quan hệ tình dục rất đều đặn.
Gần đây, Tiểu Lưu phát hiện thấy vùng kín của mình liên tục bị chảy máu bất thường. Vì lo lắng sức khỏe gặp vấn đề nên cô đã chủ động tới bệnh viện kiểm tra. Không ngờ ngay trong lần khám này, Tiểu Lưu đã được chẩn đoán mắc một căn bệnh mà không ai muốn gặp phải.
Trước đó, Tiểu Lưu cho biết cô từng vài lần thấy chảy máu vùng kín nhẹ. Nhưng do công việc bận rộn, không có thời gian đến bệnh viện khám nên cứ thế bỏ qua tới bây giờ mới đi kiểm tra vì triệu chứng tái phát quá nhiều.
Theo lời khuyên của bác sĩ, Tiểu Lưu đã tiến hành làm sinh thiết và cuối cùng cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Các tế bào ung thư đã di căn ở giai đoạn cuối nên Tiểu Lưu không còn cơ hội phẫu thuật điều trị. Hiện tại, bác sĩ chỉ có thể làm xạ trị để giảm nhẹ tình trạng đau giúp Tiểu Lưu.
Nhiều cô gái trẻ nghĩ rằng ung thư cổ tử cung là căn bệnh chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ngày càng tăng cao trong vài năm trở lại đây.
Vào năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 người trên thế giới thì có 13 người mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 7 người trong số đó đã qua đời vì căn bệnh này. Tại sao tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung lại tăng cao như vậy? Nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung khi được phát hiện đã để bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, khả năng chữa trị không còn cao.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao thường ở trong độ tuổi từ 40 - 50 tuổi, nhưng người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 20 cũng không phải hiếm gặp bây giờ. Nhiều cô gái trẻ mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
1. Quan hệ tình dục quá sớm
Quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các cô gái dễ có nguy cơ nhiễm virus u nhú HPV. Nguy hiểm hơn, chúng cũng chính là thủ phạm gây ra các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của tử cung.
Một số nghiên cứu đã cho thấy, HPV có hơn 100 loại nhưng có tới khoảng 14 loại sẽ gây nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất.
Với những bạn trẻ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn so với những người đã trưởng thành. Do đó, nếu bạn thuộc trường hợp này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ bởi HPV thường không có dấu hiệu cụ thể và đôi khi còn bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao thường ở trong độ tuổi từ 40 - 50 tuổi, nhưng người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 20 cũng không phải hiếm gặp bây giờ. Nhiều cô gái trẻ mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
1. Quan hệ tình dục quá sớm
Quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các cô gái dễ có nguy cơ nhiễm virus u nhú HPV. Nguy hiểm hơn, chúng cũng chính là thủ phạm gây ra các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của tử cung.
Một số nghiên cứu đã cho thấy, HPV có hơn 100 loại nhưng có tới khoảng 14 loại sẽ gây nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất.
Với những bạn trẻ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn so với những người đã trưởng thành. Do đó, nếu bạn thuộc trường hợp này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ bởi HPV thường không có dấu hiệu cụ thể và đôi khi còn bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường.
Theo Mẫn Nhi (Pháp Luật & Bạn Đọc)