Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tim ngay từ khi còn nhỏ, kể cả nhồi máu cơ tim. Để bắt đầu, hãy đánh giá các yếu tố rủi ro của bạn và cố gắng giữ chúng ở mức thấp. Càng sớm xác định các yếu tố nguy cơ, bạn càng có tim mạch khỏe mạnh.
Ashish Sahni, 48 tuổi, là một bệnh nhân tiểu đường và không có tiền sử tăng huyết áp. Anh chỉ có tiền sử bệnh động mạch vành (CAD) và từng phải nong mạch vành một lần. Anh đến bệnh viện vì thường xuyên bị đau ở hàm dưới. Mặc dù anh không bị đau ngực hay khó thở nhưng bác sĩ vẫn khuyên nên làm điện tâm đồ. Các kết quả cho thấy những thay đổi do thiếu máu cục bộ trong tim của anh. Và đây không phải là dấu hiệu tốt. Nó báo hiệu rằng tim không nhận đủ oxy cho các mô và cơ của nó.
Giống như Ashish, có rất nhiều người bị các vấn đề đau răng tương tự nhưng hoàn toàn không biết thực tế rằng những vấn đề này có thể liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng như đau tim.
Có thể nói, "tín hiệu cấp cứu" của nhồi máu cơ tim được phát hiện càng sớm càng tốt. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến tính mạng. Bạn có thể tăng tỷ lệ sống sót bằng cách chú ý đến cơ thể của mình. Mặc dù một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội nhưng phần lớn các cơn đau tim thường bắt đầu từ từ, gây khó chịu nhẹ hoặc mức độ đau ít. Nhồi máu cơ tim không chỉ là đau ở tim mà còn có thể gây đau ở những chỗ khác.
Có 3 đặc điểm này ở vùng đầu, nguyên nhân rất có thể do nhồi máu cơ tim
Đặc điểm 1. Đau răng dữ dội không rõ lý do
Về mặt lâm sàng, đau răng liên quan đến bệnh tim được gọi là "đau răng do tim". Nó thường có biểu hiện là đau răng dữ dội nhưng vị trí đau không rõ ràng và không thể thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.
Khi bị đau răng kèm theo vã mồ hôi nhiều, da xanh xao, cảm giác như thể không chịu đựng nổi nữa thì nên đề phòng nhồi máu cơ tim cấp.
Đặc điểm 2: Ra nhiều mồ hôi
Trong trường hợp vận động hoặc làm các việc khác mà không tốn quá nhiều sức lực nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi thì bạn phải chú ý để xử lý kịp thời.
Số liệu lâm sàng cho thấy 70% trường hợp nhồi máu cơ tim có biểu hiện ra nhiều mồ hôi trước khi khởi phát. Nguyên nhân là do khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, lượng máu cung cấp cho tim giảm nhiều và thần kinh giao cảm hoạt động quá mức sẽ gây ra mồ hôi nhiều.
Đặc điểm 3. Đau họng, không thở được
Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhồi máu cơ tim cũng có thể gây ra đau họng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi tập thể dục gắng sức hoặc thay đổi tâm trạng.
Khi đó, bạn sẽ có cảm giác tức ở yết hầu, không thở được như bị dây siết cổ. Do đó, cần phải hết sức cảnh giác.
4 nhóm người sau đây nếu có những biểu hiện cảnh báo nhồi máu cơ tim như trên, tốt nhất nên đi kiểm tra ngay
1. Những người bị huyết áp cao
Người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. Huyết áp cao làm tăng khối lượng công việc của tim, khiến cơ tim dày lên và cứng hơn. Sự căng cứng này của cơ tim là không bình thường và khiến tim hoạt động không bình thường. Nó cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, suy thận và suy tim sung huyết.
2. Người ít hoạt động thể chất
Lười hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, kể cả nhồi máu cơ tim.
Hoạt động thể chất thường xuyên, vừa phải đến mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hoạt động thể chất có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, phòng bệnh tiểu đường và béo phì. Nó cũng có thể giúp giảm huyết áp ở một số người.
3. Người béo phì
Béo phì sẽ làm tăng áp lực cho tim, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Những người có lượng mỡ dư thừa trong cơ thể - đặc biệt là nếu có nhiều ở thắt lưng - có nhiều khả năng bị bệnh tim và đột quỵ, ngay cả khi những người đó không có yếu tố nguy cơ nào khác.
Không những vậy, béo phì sẽ còn tăng cường tính thẩm thấu của thành mạch máu trong cơ thể, khiến lipid dễ bám vào thành mạch máu, lâu dần hình thành huyết khối dẫn đến nhồi máu cơ tim.
4. Những người hút thuốc
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ nhất đối với nhồi máu cơ tim ở người trưởng thành. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 7 lần.
Các hóa chất như nicotine và carbon monoxide trong thuốc lá sẽ đi vào máu cùng với khói thuốc. Sau đó gây co mạch và tim đập nhanh, dẫn đến co thắt mạch vành và nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, nicotin dễ gây kết dính và tắc nghẽn các tiểu cầu, thúc đẩy sự hình thành và mở rộng các mảng xơ vữa động mạch. Một khi xuất hiện xơ vữa động mạch sẽ làm tắc nghẽn tim và gây nhồi máu cơ tim.
Khi huyết áp cao xuất hiện cùng với béo phì, hút thuốc, lượng cholesterol trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ càng tăng cao hơn.
Để tốt cho tim, nên tránh "2 màu trắng" và nên ăn "2 màu đỏ"
Tránh 2 màu trắng
1. Nước dùng màu trắng đặc
Không nên dùng nước dùng đặc và màu trắng. Hầu hết các loại nước dùng đặc đều chứa nhiều muối, không có lợi cho sức khỏe tim mạch và tiềm ẩn những nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, nước dùng đặc và màu trắng thường có hàm lượng chất béo và cholesterol cao nên không có lợi cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
2. Muối trắng
Ăn quá nhiều muối không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Điều này rất rõ ràng và bất kì ai cũng phải ghi nhớ.
Quá nhiều muối sẽ gây sưng phù các tế bào cơ trơn thành mạch, làm hẹp lòng mạch, tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn nhạt và không sử dụng quá nhiều muối. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối hàng ngày.
Ăn thêm 2 màu đỏ
1. Đậu đỏ
Đậu rất tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là đậu đỏ.
Đậu đỏ rất giàu chất sắt, có thể bổ sung khí huyết và tăng cường sức khỏe của tim và máu. Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng đậu đỏ có thể cải thiện hoạt động của tim. Ăn đậu đỏ có thể nuôi dưỡng tim, dụng bồi bổ tim mạch rất tốt.
2. Táo đỏ
Một cơ thể khỏe mạnh không thể thiếu trái cây tươi. Trong số đó, táo đỏ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Táo chứa rất nhiều vitamin và flavonoid, có thể bổ sung dinh dưỡng và thúc đẩy chức năng bình thường của tim. Vì vậy, khi lựa chọn trái cây, táo là một trong số những lựa chọn hàng đầu. Vì lý do này, bạn nên ăn 1 quả táo mỗi ngày!
Theo TL (Pháp Luật & Bạn Đọc)