Bấm huyệt mát xa là một trong những liệu pháp chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất của Đông y. Cuối xuân đầu hạ được xem là "thời điểm vàng" trong năm để chăm sóc cơ thể với phương pháp bấm huyệt. Những người trưởng thành và bước vào trung niên đều nên tận dụng giải pháp đơn giản này.
Đông y đánh giá rất cao tác dụng của việc thường xuyên day bấm các huyệt vị, không chỉ làm khơi thông các kinh lạc, mà còn giúp cho các bộ phận bên trong cơ thể được kết nối và vận hành trơn tru hơn.
Bài viết này do Chuyên gia, bác sĩ Trần Quần Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Điều trị tiền chẩn đoán, Bệnh viện Trung y Quảng Châu (TQ) hướng dẫn bạn cách bấm huyệt đơn giản với những tác dụng tuyệt vời.
Theo bác sĩ Hùng, chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất là phải chăm sóc gan tốt. Gan phụ trách bài tiết và đào thải cùng chức năng chuyển hóa mà Đông y xem là bộ phận thuộc khí. Khi chức năng gan bình thường thì mọi bộ phận trên cơ thể đều thông suốt, dương khí nâng cao.
Vào thời điểm này, cách chăm sóc gan tốt nhất chính là thường xuyên day bấm 4 huyệt vị gồm Kỳ môn, Can du, Thái Xung, Thái khê.
1. Huyệt Can du
Huyệt Can du có vị trí ở đốt xương sống số 9 dịch sang 2 bên 1, 5 thốn (1 thốn = 3,33cm).
Cách xác định vị trí huyệt: Dùng bàn tay cong ra phía sau lưng, sờ vào đốt sống số 9 và dịch chuyển dần sang hai bên sao cho ngón tay chạm vào huyệt Can du.
Cách bấm: Dùng nắm tay để chuyển động lên xuống và day ấn vào huyệt Can du lặp đi lặp lại, thực hiện mát xa trong khoảng từ 3-5 phút.
Tác dụng: Việc mát xa day ấn huyệt Can du có thể giúp cho gan mật đều lưu thông thuận lợi, làm cho thông khí, sáng mắt.
Thực hiện thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh như vàng da, đau sường, đau dạ dày, nôn ra máu, chóng mặt, bệnh quáng gà, đau mắt đỏ, bệnh tăng nhãn áp, đau lưng, viêm gan cấp tính và mãn tính, viêm túi mật, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh liên sườn…
2. Huyệt Kỳ môn
Vị trí của huyệt Kỳ môn nằm ở chân bầu ngực, thẳng núm vú xuống dưới ngay cạnh xương xườn số 6, cách điểm giữa ức khoảng 4 thốn.
Cách xác định vị trí huyệt Kỳ môn: Dùng ngón tay kéo từ núm vú xuống phía dưới, cách 2 cái xương sườn là đến (xem ảnh)
Cách xoa bóp day bấm: Đặt mu bàn tay hoặc ngón tay vào đúng vị trí huyệt, vuốt ấn hoặc day qua lại, lên xuống cho vùng da quanh huyệt có cảm giác ấm nóng lên, thực hiện đều đặn từ khoảng 3-5 phút.
Tác dụng: Đây là huyệt mộ của gan, có vị trí đối diện trước sau với huyệt Can du, khi kết hợp day bấm hay huyệt vị nay sẽ có tác dụng làm thông gan khí, làm cho gan trở nên mềm mại uyển chuyển hơn trong mọi hoạt động, vận hành và điều tiết chức năng gan.
3. Huyệt Thái xung
Huyệt Thái xung nằm ở mặt trên bàn chân, vị trí ở chỗ lõm giữa xương ngón chân cái và ngón chân thứ 2, nơi tiếp xúc với các động mạch, để bàn chân nằm hay dựng đứng đều có thể sờ nắn và day bấm huyệt dễ dàng.
Cách bấm: Bạn có thể ngồi hoặc nằm, giơ bàn chân lên, bàn tay ôm lấy bàn chân và các ngón tay có thể đè ấn vào huyệt Thái xung theo cách mà bạn thấy thuận tiện nhất. Tối nhất là dùng ngón cái day bấm đều tay trong khoảng từ 2-3 phút.
Tác dụng: Huyệt Thái xung được Đông y xem là huyệt gốc của kinh Gan tạng, là nơi khí gan hội tụ. Bấm huyệt Thái xung là cách giúp gan tăng cường nguyên khí, khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn.
4. Huyệt Thái khê
Huyệt Thái khê nằm ở mặt trong bàn chân, phía sau mắt cá chân, ở vùng lõm phía dưới gần với gót chân (xem ảnh).
Cách bấm: Dùng ngón tay xác định đúng vị trí của huyệt, sau đó day bấm huyệt đều tay trong khoảng 2-3 phút, động tác mềm mại, nhịp nhàng.
Tác dụng: Huyệt Thái khê là huyệt gốc của kinh thận, day bấm huyệt này có tác dụng tốt trong việc bổ nguyên khí cho thận.
Theo quan niệm của Đông y, thận gan đồng nguyên (cùng một nguồn gốc), gan thuộc hành mộc, thận thuộc hành thủy, thủy có thể bao bọc mộc. Nếu day bấm thường xuyên huyệt Thái khê và huyệt Thái xung cso thể giúp cho thận và gan được chăm sóc hiệu quả.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)