Tôi là nam giới, năm nay 50 tuổi. Trong một lần khuân vác đồ đạc để chuyển nhà, tôi bị đau nhức vùng thắt lưng kéo dài nhiều tuần. Bác sĩ chẩn đoán tôi thoát vị đĩa đệm L4-L5.
Dù đã thử nhiều phương pháp như uống thuốc, tiêm, châm cứu, vật lý trị liệu..., song bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn khiến hai chân hiện di chuyển khó khăn. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu với phương pháp nào. (Thạch Phát, TP HCM)
Trả lời:
Chào bạn,
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm là do sai lệch cấu trúc cột sống bên trong. Vì vậy, phương pháp uống hoặc tiêm thuốc như bạn chia sẻ chỉ có tác dụng khóa cơn đau tạm thời. Tâm lý nôn nóng của người bệnh khiến nhiều phòng mạch sử dụng các phương pháp giảm đau nhanh, song đĩa đệm thoát vị vẫn tiếp tục chèn ép dây thần kinh.
Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải được bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống kiểm tra trực tiếp cột sống. Tùy trường hợp, sẽ chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn liệu trình điều trị đúng đắn.
Thoát vị đĩa đệm có khỏi được hay không còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, liệu trình điều trị cũng như sự kiên trì của bạn. Người bệnh nên đi khám sớm ngay khi xuất hiện cơn đau bất thường ở cột sống, tránh tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian, đắp thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng, cũng như tiêm hoặc uống thuốc thuốc giảm đau bừa bãi.
Hơn 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Tại Mỹ và các nước tiên tiến, người bệnh thường ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị không xâm lấn cho hiệu quả và độ an toàn cao.
Ở Việt Nam, bạn có thể trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp vật lý trị liệu để chữa thoát vị đĩa đệm. Thông qua thao tác nắn chỉnh, bác sĩ sẽ sắp xếp các đốt sống sai lệch, giải phóng lực chèn ép ở dây thần kinh, khôi phục trạng thái cân bằng của cơ thể. Nhờ vậy, cơn đau có thể biến mất tự nhiên mà không cần sử dụng thuốc giảm đau.
Các thiết bị vật lý trị liệu ngày càng hiện đại, như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, trị liệu Pneumex Pneuback... Chúng giúp khôi phục các cơ co cứng, tăng cường dòng máu dinh dưỡng đến các mô tổn thương, đẩy nhanh tốc độ làm lành của đĩa đệm. Tùy mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với thời gian, tần suất khác nhau.
Người bệnh nên kiên trì cả liệu trình để bác sĩ có thể theo dõi mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. Một số trường hợp nắn chỉnh xương khớp với bác sĩ này, nhưng thực hiện vật lý trị liệu ở cơ sở khác, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.
Ngoài ra, nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống, thói quen vận động, sinh hoạt trong và sau khi điều trị để ngừa cơn đau tái phát.
Bác sĩ Wade Brackenbury - Chuyên gia xương khớp của phòng khám ACC
Theo VnExpress.net