Tôi với chồng học chung trường đại học. 2 đứa yêu nhau 3 năm, hứa hẹn khi nào đi làm, có sự nghiệp ổn định mới cưới. Nhưng đúng là nói trước bước không qua, vừa tốt nghiệp được 2 tháng thì tôi dính bầu. Vậy là mọi kế hoạch tương lai đành bỏ dở để kết hôn, làm mẹ.
Ban đầu tôi tính sẽ ở nhà khoảng 2 năm dành cho sinh nở, chăm con rồi xin việc đi làm, tránh sống cảnh phụ thuộc kinh tế chồng. Tiếc rằng một lần nữa tôi lại bị “vỡ kế hoạch”. Bé đầu lòng tròn 11 tháng, tôi dính bầu lần 2. 3 năm 2 đứa, suốt ngày sữa bột chăm con, giấc mơ đi làm công sở của tôi cứ thế tan như bóng bóng sà phòng. Nhiều lúc lên facebook thấy các bạn cùng lớp suốt ngày khoe ảnh đi du lịch, hội họp bạn bè, còn mình quẩn quanh tã bỉm, cháo đão chăm con, tôi không khỏi chạnh lòng. Có lúc mệt mỏi, tù túng quá, tôi bàn với chồng thuê người giúp việc để mình đi làm, song anh phản đối bảo:
"Em đi làm lương cùng lắm chỉ tầm 10 triệu đổ lại. Nếu thuê giúp việc cũng sẽ phải trả lương ngần ấy. Trong khi con mình họ làm sao lo tốt bằng tự tay mình chăm bẵm cho chúng”.
Về cơ bản thì chồng tôi kiếm ra tiền, bố mẹ anh có điều kiện cũng hỗ trợ nuôi cháu cùng các con nên tôi hầu như không có áp lực lưc kinh tế. Có điều ở nhà lâu, tôi dần nhận ra mình như người bị “bỏ lại phía sau”. Đặc biệt trong mắt chồng tôi, anh coi vợ giống như 1 người giúp việc không hơn không kém. Mỗi khi có việc, tôi muốn bàn bạc, anh lại gạt phăng:
“Em chỉ ở nhà chăm con, biết gì thời cuộc mà chen vào”.
Công ty tổ chức họp mặt gia đình nhân viên, hay đi du lịch, chồng tôi cũng không đưa vợ theo. Anh bảo:
“Mấy chỗ đông người ấy, em tới làm gì. Người ta kể chuyện công việc, em hiểu gì, tới cho xấu hổ ra”.
Sau 5 năm đi làm, anh tích cóp được một khoản, cộng thêm ông bà nội cho thêm nên quyết định mua ô tô đi lại cho tiện. Hôm nhận xe, tôi háo hức muốn đi cùng mà mới gợi ý, anh đã mắng ngay:
“Anh rước xe tiền tỷ đó. Em nhìn lại mình đi, lôi thôi, lếch thếch đi theo để bôi xấu mặt anh à? Anh cũng nói luôn, em ở nhà chăm con, nội trợ tốt nhất cứ ngồi xe máy, xe đạp là được. Ngồi ô tô cho mất sang cái xe ra”.
Chồng nói làm tôi ức chế tột cùng. Không buồn nói lại, tôi đi thẳng về phòng với con. Đợi đúng giờ chồng tới Showroom nhận xe, tôi cũng bắt taxi tới đó với diện mạo khác hoàn toàn mọi ngày.
Cố tình đi qua chỗ chồng ngồi ký giấy tờ nhận xe, tôi lên tiếng nói với nhân viên kinh doanh ở đó:
“Chị muốn lấy xe màu đỏ này. Làm hợp đồng luôn, chị chuyển khoản đặt cọc 20% trước”.
Chồng tôi nghe tiếng vợ, lập tức ngẩng lên. Nhìn tôi diện váy trễ vai, trang điểm lộng lẫy, anh ngây người không chớp mắt. Chưa kịp phản ứng, anh lại thấy nhân viên đưa hợp đồng đặt cọc mua xe cho vợ, cuống cuồng chạy ra cản:
“Sao tự nhiên em lại mua xe? Tiền đâu mà mua?”.
Tôi cười tươi đáp:
“Tôi bán vàng cưới, tiền thai sản, tiền bố mẹ đẻ tôi cho nữa là cũng mua được cái xe ngang ngửa xe anh đó. Vì anh nói tôi chỉ xứng ngồi xe đạp, xe máy, nên tôi sẽ chứng minh cho anh biết, tôi có thể ngồi xe nào? Anh nên nhớ, nếu không phải hi sinh bản thân vì anh, thì bỏ cái tạp dề nơi góc bếp ra, tôi đủ tự tin tỏa sáng bên ngoài đó”.
Tới đây chồng tôi hoảng hẳn, vội lắp bắp:
“Thôi, anh xin em. Anh sai rồi. Xe của anh cũng là xe của em. Từ nay em đi đâu, anh chở em đi đó. Nhà mình bé tí lấy đâu chỗ để 2 xe”.
Để chồng năn nỉ thuyết phục mấy giờ đồng hồ, tôi mới chịu thay đổi quyết định. Xem như cũng đã cho anh được một bài học nhớ đời.
Theo Nắng (Tri thức & Cuộc sống)