Chồng mất được 3 năm, vợ muốn tái giá nhưng bị mẹ chồng 'khóc lóc ăn vạ', nhưng tiếng để cốc nước cực mạnh xuống bàn sau đó đã khiến bà đuối lí!

28/03/2021 10:25:40

Tuy vậy, xung quanh này cũng có những ý kiến khác nhau. Tất cả đều hi vọng cô vợ hãy suy nghĩ thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.

Mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu chưa bao giờ là dễ xử lý. Hai bên đều có những lí lẽ khác nhau để bảo vệ cho quan điểm cuộc sống của mình. Cũng bởi vậy nên các tranh cãi xảy đến.

Một cô vợ đăng tải bài viết chia sẻ chuyện xảy đến giữa mình và mẹ chồng. Hai bên có những bất đồng trong cuộc sống. Chuyện như sau:

“Mình sinh năm 1991, chồng hơn 3 tuổi. Hai vợ chồng quen nhau rồi kết hôn và ra ở riêng. Mình sinh một bé gái.

Trong cái gia đình chồng, người có tiếng nói nhất chính là mẹ chồng. Bà là một mẫu phụ nữ giỏi giang nhưng có phần dữ dằn, hay để ý, thao túng những người xung quanh.

Những năm đầu làm dâu, chính từ sự khắt khe, khó tính của mẹ chồng mà mình cảm thấy bản thân trưởng thành lên nhiều. Mình lấy chồng năm 24 tuổi, vì còn nhiều non nớt nên ở thời điểm ấy, mình biết ơn mẹ chồng hơn là giận dỗi, oán trách.

Tuy nhiên, thời gian rèn luyện cho mình ngày một bản lĩnh hơn, vậy nên có đôi khi chuyện mẹ chồng nhắc nhở, xét nét trở thành gánh nặng. Lúc mình sinh đứa con gái đầu lòng thì mẹ chồng mới bớt săm soi đi một chút. Nhưng sau kỳ ở cữ, bà vẫn chứng nào tật nấy, càm ràm không thôi khiến bản thân mình cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

Chồng mất được 3 năm, vợ muốn tái giá nhưng bị mẹ chồng 'khóc lóc ăn vạ', nhưng tiếng để cốc nước cực mạnh xuống bàn sau đó đã khiến bà đuối lí!
Câu chuyện được đăng tải.

Thế rồi cú sốc khiến cho mọi cảm xúc trở nên trầm trọng hơn. Năm đó chồng mình đột ngột mất vì bị tai nạn. Anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ. Mình bỗng dưng trở thành người vợ góa chồng, sống đau đớn khổ sở mãi. Tới nay cũng được 3 năm sau khi anh mất. Mọi chuyện vẫn cứ bình thường, chỉ là mình cảm giác mẹ chồng bắt đầu đề phòng hơn chuyện mình đi bước nữa.

Ở công ty chồng mình có anh tên V. làm quản lý nhân sự (anh độc thân), anh là người giúp đỡ mình khá nhiều khi chồng mình ra đi.

Chồng mình mất được 2 năm, anh cũng hay đến nhà mình chơi với bé. Bé nhà mình hay quấy nhưng lại rất hợp anh. Trùng hợp là hôm đó bố mình lên chơi, có thể điều đó khiến bố mình có cảm tình với anh.

Nhưng chuyện rồi cũng đến tai mẹ chồng, hôm đó bà đến nhà chơi tiện xem mình sống thế nào, trùng hợp là hôm đó V. cũng có mặt, có thể việc anh xưng hô anh em với mình cộng thêm ánh nhìn trìu mến dành cho nhau đã bị mẹ chồng để ý.

Bà mặt cứ bí xị ra, chẳng nói chẳng rằng, bà ăn nhanh rồi về. Chắc hẳn, mẹ chồng không muốn mình tái hôn mà phải một mình nuôi con đến già.

Quá đáng hơn, cứ hôm nào anh đến chơi bà còn lớn tiếng đuổi V. đi, có dạo còn cầm dao dọa đuổi anh.

Sau đó mình nghe dì chồng kể, mẹ anh không muốn mình tái hôn vì bà bảo nhờ mình mà họ được ‘nhờ vả’ rất nhiều, nay nếu mình rời đi, bà sẽ gặp khó khăn khi không có người sống cùng chăm sóc, quan tâm hàng ngày. Mình đoán có khi bà làm căng thế là vì bà muốn mình cũng phải ở lại đây thờ chồng, nuôi con khôn lớn, không được bỏ đi lấy người khác...

Tuần trước bố mình cùng mấy chú lên Hà Nội thăm mình, trùng hợp thay có cả họ hàng nhà chồng đến, sau khi ăn uống xong mọi người ra phòng khách buôn chuyện. Mình có thưa chuyện về việc sẽ tái hôn. Khi đó cũng là hơn 3 năm chồng mình mất rồi.

Mọi người xôn xao riêng mẹ chồng mình đập vỡ cốc rồi hùng hồn tuyên bố sẽ không để mình tái hôn. Bà khóc lóc ăn vạ các kiểu, đến nước này thì bố mình phải vào cuộc. Ông để mạnh cốc nước xuống bàn và chỉ nói như thế này:

‘Thưa bà thông gia, tôi rất nể phục bà 1 mình nuôi thằng V. khôn lớn thành tài, nó mất bà buồn 1 nhà tôi buồn 10. Nhưng không có nghĩa là bà bắt con gái tôi phải sống cuộc đời giống như bà.

Ngày xưa phong kiến bà sợ chịu điều tiếng tôi có thể thông cảm, nhưng thời này khác xưa rồi, bà nghĩ cho thằng V. thì cũng nên để tâm cho con tôi chứ.

Bà thử nghĩ xem nếu cái A. (em chồng, sống với nhà chồng) nó cũng bị đối xử như bà đã làm với con tôi hay anh V. thì bà có đau lòng không?

Với cả đã 3 năm rồi, nếu con bé tìm được người có thể giúp nó hạnh phúc thì sao bà không tác thành cho họ? Tôi đánh giá rất cao anh V., tôi tin chắc là nó sẽ đem lại hạnh phúc cho con tôi cũng như bé Su. Tất nhiên con tôi sẽ vẫn có thể quan tâm, thăm hỏi, nếu bà có khó khăn gì, nhà tôi vẫn có thể quay về giúp đỡ trong khả năng. Còn nếu bà gây khó dễ thì tôi sẽ không để bà yên đâu’.

Chồng mất được 3 năm, vợ muốn tái giá nhưng bị mẹ chồng 'khóc lóc ăn vạ', nhưng tiếng để cốc nước cực mạnh xuống bàn sau đó đã khiến bà đuối lí! - 1
Ảnh minh họa.

Sau đó họ hàng nhà chồng bắt đầu trách móc mẹ anh, bà tức quá rời khỏi nhà. Ông chú chồng dọn đống cốc vỡ, bố mình thì chỉ nói với mình là nếu khó khăn thì gọi cho bố, bố sẽ giải quyết. Từ đáy lòng mình thầm cảm ơn bố vì có màn ra tay khiến ai cũng nể phục, mong là bà sẽ thay đổi tâm tính để có 1 cái kết đẹp cho đôi bên”.

Đúng là một tình huống khó xử trong một câu chuyện khiến người ta cũng thấy đau lòng. Người vợ mất chồng đã 3 năm và muốn tái giá khi tìm được người đàn ông tốt, đối xử với hai mẹ con thật lòng. Đó là điều rất tốt, rất nên làm. Dù sao đi nữa, chuyện tình yêu hôn nhân cũng do cảm nhận của cả hai bên và là sự tự do của họ.

Ở đây, thái độ của mẹ chồng gay gắt như vậy là sai. Bà làm sao ngăn cản được chuyện con dâu mình mất chồng rồi và muốn đi bước nữa. Cuộc đời này còn rất dài, phụ nữ tìm bến đỗ hạnh phúc để nương tựa là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây chính là tư tưởng của cô con dâu. Đành rằng, chồng mất 3 năm, chuyện cô đi lấy chồng khác là bình thường. Nhưng cô phải nghĩ cho mẹ chồng, đặt mình vào góc nhìn của bà để ngẫm nghị. Con trai mất chắc chán bà là người đau xót nhất. Bây giờ bà chỉ nhìn vào cháu. Con dâu đi lấy chồng, bà có những nỗi lo nhất định như có thể chăm cháu mình tốt như xưa không, người bên nhà chồng mới có đối xử được tốt không?

Đó là nỗi niềm, cái lo lắng mà ắt hẳn mẹ chồng nào rơi vào trường hợp ấy cũng nghĩ đến.

Bởi vậy, thay vì căng thẳng với nhau, nàng dâu nên thẳng thắn tâm tình với mẹ chồng về vấn đề này. Hai bên cùng nói rõ quan điểm để đưa ra được phương án giải quyết tránh tổn thương cho cả hai bên.

Theo An Thanh (Pháp Luật và Bạn Đọc)

Nổi bật