Chỉ ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận vì 6 thói quen 'tự đầu độc' gia đình!

21/05/2025 15:36:26

Người phụ nữ 50 tuổi ung thư dạ dày vì thói quen nấu ăn hàng ngày!

Cô Lý, 50 tuổi ở Trung Quốc, chưa bao giờ nghĩ rằng những bữa ăn cô tự tay chuẩn bị hàng ngày lại trở thành mối đe dọa. Đến khi nhận tin sốc về căn bệnh ung thư dạ dày, chồng cô đã đau đớn thốt lên: "Giá như tôi sớm khuyên cô ấy thay đổi..."

Câu chuyện của cô Lý là lời cảnh tỉnh cho hàng triệu gia đình Việt: Những thói quen nấu nướng tưởng chừng vô hại lại chính là "sát thủ vô hình" trong căn bếp của bạn.

Chỉ ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận vì 6 thói quen 'tự đầu độc' gia đình!
Ảnh minh họa: Internet

6 thói quen nấu ăn đang "đầu độc" gia đình bạn

1. Đun dầu bốc khói: Nhiều người nghĩ dầu càng nóng càng tốt, nhưng khi dầu bốc khói (trên 200 độ C), không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn sản sinh benzo(a)pyrene – một chất gây ung thư cực mạnh. Hãy làm nóng chảo trước, sau đó cho dầu nguội vào, hoặc dùng đũa thử thấy dầu sủi bọt nhỏ là có thể nấu.

2. Tái sử dụng dầu chiên nhiều lần: Dù trông có vẻ còn sạch, dầu đã qua sử dụng bị oxy hóa và polymer hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng dầu tái sử dụng 3 lần chứa chất gây ung thư cao gấp 5-8 lần so với dầu mới. Tốt nhất, không dùng dầu chiên quá 2 lần, và nhớ lọc sạch, bảo quản kín trong tủ lạnh.

Chỉ ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận vì 6 thói quen 'tự đầu độc' gia đình! - 1
Ảnh minh họa: Internet

3. Dùng chung thớt sống và chín: Cắt thịt sống rồi lại dùng thớt đó cắt đồ chín là cách nhanh nhất để lây nhiễm chéo vi khuẩn. Thớt gỗ dùng trên 3 năm có thể chứa vi khuẩn nhiều gấp 200 lần bồn cầu! Nên sắm ít nhất 3 cái thớt riêng biệt cho đồ sống, đồ chín và rau củ quả. Hàng tháng, hãy vệ sinh sâu bằng muối và chanh.

4. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu: Khói dầu và các chất độc hại như PAH chưa bay hết sẽ bám vào tường, tủ bếp, gây ô nhiễm không khí. Lượng khí PM2.5 có thể vượt ngưỡng an toàn gấp 12 lần. Hãy duy trì máy hút mùi hoạt động thêm 3-5 phút sau khi nấu và cân nhắc dùng thêm máy lọc không khí.

5. Khăn rửa bát không được thay mới thường xuyên: Khăn ẩm ướt là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn Salmonella, E. coli. Hãy luộc khăn 10 phút mỗi tuần và thay khăn mới hàng tháng. Ưu tiên miếng rửa chén kháng khuẩn và giữ khô ráo.

6. Gia vị để lung tung: Đặt gia vị gần bếp khiến chai lọ thường xuyên chịu nhiệt, dễ oxy hóa và sinh chất có hại. Đường, muối dễ hút ẩm, vón cục, tạo điều kiện cho nấm mốc. Tốt nhất, nên chia nhỏ gia vị vào lọ kín, cất nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt.

Chỉ ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận vì 6 thói quen 'tự đầu độc' gia đình! - 2
Ảnh minh họa: Internet

4 bước xây dựng căn bếp an toàn vì sức khỏe gia đình

Nâng cấp dụng cụ: Ưu tiên chọn các thiết bị nhà bếp có chứng nhận "dùng được cho thực phẩm" để đảm bảo an toàn.

Thay đổi thói quen: Khi nấu nướng, hãy đeo khẩu trang để giảm thiểu việc hít phải khói dầu và các chất độc hại.

Vệ sinh khoa học: Mỗi tuần, dùng nước nóng và baking soda để khử trùng toàn bộ bề mặt bếp, giữ căn bếp luôn sạch sẽ.

Chỉ ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận vì 6 thói quen 'tự đầu độc' gia đình! - 3
Ảnh minh họa: Internet

Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt với những người trên 40 tuổi, việc nội soi dạ dày – đại tràng mỗi năm một lần là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ.

Tình yêu thương dành cho gia đình không chỉ nằm ở những bữa ăn ngon mà còn ở sự chăm sóc sức khỏe thầm lặng. Đừng để căn bếp – nơi vun đắp yêu thương – trở thành "bãi mìn" sức khỏe. Hãy kiểm tra lại căn bếp của bạn ngay hôm nay, bởi mỗi miếng ăn bạn đưa vào miệng đang âm thầm định hình sức khỏe của bạn và người thân trong tương lai.

PN (SHTT)

Nổi bật