Chàng trai 25 tuổi phải vào viện cấp cứu, thủ phạm chính là ăn quá nhiều… trái cây để bổ sung dinh dưỡng trong mùa dịch

22/03/2020 07:50:31

Theo lời của Tiểu Cường, mỗi ngày anh có thể ăn 2, 3 kg trái cây và ăn liên tục trong vòng 1 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Tiểu Cường cho rằng trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại virus trong mùa dịch.

Vài ngày trước, lúc 1 giờ sáng, một chiếc xe cứu thương đã dừng lại ở cửa Khoa cấp cứu của Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu. Trên xe là một chàng trai trẻ, không ngừng thở dốc. "Bệnh nhân buồn nôn kèm tức ngực trong 3 tiếng đồng hồ, nhịp tim là 120…". Sau khi bác sĩ trực ban Hạ Hiểu Húc tiếp nhận, bệnh nhân ngay lập tức được thở oxy, theo dõi ECG và đưa đến phòng cấp cứu.

Sau khi kiểm tra và hội chẩn, loại trừ khả năng viêm phổi do Covid-19, cần phải tiến hành kiểm tra thêm. Chàng trai nằm trên giường nói một cách yếu ớt: "Buổi chiều hôm nay tôi bắt đầu buồn nôn, nôn ói 3, 4 lần, cảm thấy tức ngực khó thở, cơ thể không có chút sức lực nào, đồng thời còn khát nước liên tục, nghỉ ngơi nửa ngày cũng không có chuyển biến".

Chàng trai 25 tuổi phải vào viện cấp cứu, thủ phạm chính là ăn quá nhiều… trái cây để bổ sung dinh dưỡng trong mùa dịch
Sau khi bác sĩ trực ban Hạ Hiểu Húc tiếp nhận, bệnh nhân ngay lập tức được thở oxy, theo dõi ECG và đưa đến phòng cấp cứu.

Bác sĩ cho biết, triệu chứng tức ngực, hoảng hốt, miệng khô, buồn nôn, ói mửa giống như triệu chứng của nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi được hỏi liệu chàng trai trẻ có bị tiểu đường không, bác sĩ Hứa Hiểu Húc ngay lập tức phản ứng: kết quả dữ liệu đường huyết xuất hiện: "30.9".

Trong trường hợp bình thường, giá trị đường huyết lúc đói bình thường thường nằm trong khoảng từ 3.9 – 6.0, ngay cả 2 tiếng sau khi ăn, chỉ số đường huyết lúc đói vẫn dưới 7.8. Tuy nhiên, lượng đường trong máu của chàng trai trẻ đã vượt quá tiêu chuẩn gấp 4 lần.

Bác sĩ Hứa Hiểu Húc cùng y tá ngay lập tức cấp cứu cho chàng trai, bắt đầu lấy máu động mạch, tiến hành điều trị bệnh theo triệu chứng. Một vài phút sau, kết quả xét nghiệm được đưa ra, kết hợp với mô tả triệu chứng của bệnh nhân, chẩn đoán chàng trai bị "nhiễm toan ceton do đái tháo đường".

Các nhân viên y tế của Khoa cấp cứu đã tiến hành bổ sung nước, chất điện giải và tiêm insulin cho chàng trai trẻ để điều trị. Đến ngày hôm sau, lượng đường trong máu của chàng trai đã được kiểm soát trong phạm vi bình thường và các triệu chứng về cơ bản đã giảm bớt. Chàng trai đã được chuyển đến khoa nội tiết và điều chỉnh phương án điều trị hạ đường huyết.

Chàng trai 25 tuổi phải vào viện cấp cứu, thủ phạm chính là ăn quá nhiều… trái cây để bổ sung dinh dưỡng trong mùa dịch - 1

Sau đó, bác sĩ đã hỏi lịch sử y tế một cách cẩn thận và phát hiện ra rằng chàng trai trẻ là Tiểu Cường, 25 tuổi và là một nhân viên doanh nghiệp. Do đang trong thời gian dịch bệnh bùng phát, công ty chưa bắt đầu làm việc, chàng trai luôn ở nhà, rất ít khi ra khỏi cửa. Bình thường Tiểu Cường rất thích ăn trái cây, ở nhà buồn không có việc gì làm, Tiểu Cường thường vừa ăn trái cây vừa xem TV.

Theo lời của Tiểu Cường, mỗi ngày anh có thể ăn 2, 3 kg trái cây và ăn liên tục trong vòng 1 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Tiểu Cường cho rằng trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại virus trong mùa dịch. Do đó, mỗi ngày chàng trai đều ăn các loại trái cây khác nhau như cam, táo, chuối… Không ngờ ăn quá nhiều trái cây lại phải vào phòng cấp cứu.

Có nên ăn nhiều trái cây?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết fructose là loại đường được chuyển hóa ở gan khi bạn ăn trái cây. Khi tiêu thụ quá nhiều trái cây, gan sẽ chuyển hóa lượng đường fructose dư thừa thành triglycerides, tạo thành các tế bào chất béo trong cơ thể. Điều này gây ra sự tích tụ mỡ bụng nội tạng, liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Phụ nữ nếu thường xuyên ăn nhóm thức ăn này sẽ có nguy cơ vô sinh cao gấp đôi so với những người ăn nhiều trái câyĐọc ngay

Trái cây cũng cung cấp carbohydrates làm tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng dung nạp quá nhiều carbohydrates trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến lưu thông máu và tạo ra chất béo. Đặc biệt, bạn không nên ăn các thực phẩm giàu carbohyrates như gạo, đậu, bánh mỳ, khoai tây chiên khi ăn trái cây.

Chàng trai 25 tuổi phải vào viện cấp cứu, thủ phạm chính là ăn quá nhiều… trái cây để bổ sung dinh dưỡng trong mùa dịch - 2
Trái cây cũng cung cấp carbohydrates làm tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng dung nạp quá nhiều carbohydrates trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến lưu thông máu và tạo ra chất béo.

Ăn bao nhiêu trái cây tốt cho sức khỏe?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn hoa quả khoảng 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn hoa quả khi ăn nhẹ, giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối.

Ngoài ra, nước ép hoa quả là chất lỏng, nó không phải thông qua quá trình xử lý trước khi xâm nhập vào máu nên dễ dàng chuyển hóa thành đường hơn. Do vậy, bạn chỉ nên uống 1/3 cốc nước ép mỗi ngày. Hoa quả sấy thường ngọt hơn thực phẩm tươi vì quá trình làm khô tạo ra nhiều calo và đường, dễ gây béo phì. Do đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

Theo Hà Vũ (Baodansinh.vn)

Nổi bật