Trong "Xếp hạng 10 khối u ác tính có tỷ lệ mắc cao hàng đầu Trung Quốc" mới nhất, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày, 3 loại ung thư này đều liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nói cách khác, nếu chúng ta có thể chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình thì có lẽ sẽ tránh được nhiều bệnh ung thư.
Bé trai 7 tuổi bị ung thư dạ dày
Cậu bé Thần Thần năm nay 7 tuổi, hoạt bát và hồn nhiên. Đáng lẽ ở độ tuổi này, cậu bé được học hành và vui chơi vô tư trong khuôn viên trường thì nay chỉ có thể nằm thẫn thờ trên giường bệnh lạnh lẽo để xạ trị và truyền hóa chất. Mọi việc phải bắt đầu từ một thời gian trước, khi các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa xuất hiện vào buổi sáng. Người mẹ nghĩ Thần Thần bị tiêu chảy nên không quan tâm lắm, đến cửa hiệu mua thuốc cho con.
Nhưng một tuần sau khi dùng thuốc, tình trạng của Thần Thần vẫn không thuyên giảm. Ngược lại, đứa trẻ bắt đầu đau bụng và sụt cân rõ rệt. Thấy tình trạng ngày càng nặng, cha mẹ cậu bé mới vội vàng đưa con đến bệnh viện khám.
Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình suy sụp tại chỗ: Thần Thần mới 7 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh đã ở giai đoạn nặng, chỉ còn cách hỗ trợ xạ trị và hóa trị.
Bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Hàng Châu cho biết, ung thư dạ dày của Thần Thần phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống. Hóa ra Thần Thần cũng như những đứa trẻ khác thường thích ăn đồ chiên. Vì xuôi theo sở thích của con, cha mẹ lại không quá để ý đến tác hại của thực phẩm chiên rán đến sức khỏe, nên hầu như ngày nào cũng làm đồ chiên rán cho con ăn. Nhưng không ai nghĩ rằng một sở thích tưởng như bình thường lại thực sự gây ra hậu quả như vậy.
Những thói quen nấu nướng tương đương với việc nuôi tế bào ung thư
1. Cho thực phẩm vào nồi khi dầu bốc khói
Đây là thói quen nấu nướng của nhiều người, hiện nay hầu hết dầu ăn đã qua tinh luyện và có điểm bốc khói tương đối cao. Nếu bạn đợi đến khi dầu bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào xào nấu, nghĩa là lúc này nhiệt độ dầu đã cao và có thể đã sản sinh ra các chất gây ung thư, chẳng hạn như axit béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe, các hợp chất amin dị vòng, dibenzos,… là những chất gây ung thư mạnh.
2. Sử dụng dầu nhiều lần
Đôi khi phải tốn rất nhiều dầu để làm món chiên. Về cơ bản, mọi người không muốn lãng phí dầu, vì vậy sẽ tiết kiệm dầu cho lần nấu sau. Không có vấn đề gì khi sử dụng những loại dầu này một hoặc hai lần, nhưng nếu chúng được sử dụng quá nhiều lần, các chất gây ung thư như malondialdehyde và benzopyrene sẽ được tạo ra. Đặc biệt là benzopyrene, là chất gây ung thư hạng nhất được quốc tế công nhận.
3. Nêm nếm quá nhiều muối
Như mọi người đã biết, chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đồng thời gây ra đột quỵ và bệnh tim mạch vành, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.
4. Ăn khẩu vị nặng
Ngoài chế độ ăn nhiều muối, nhiều người cũng thích những món ăn có hương vị nặng khi nấu nướng, chẳng hạn như cay và chiên giòn. Một số người vẫn ăn thực phẩm ẩm mốc theo truyền thống "Cần cù, tiết kiệm". Và những thứ này rất dễ dẫn đến ung thư thực quản. Đặc biệt là aflatoxin trong thức ăn bị mốc và amin dị vòng trong thức ăn chiên rán, còn có hại hơn cả nitrat.
5. Sử dụng cùng một chiếc thớt cho thức ăn sống và chín
Hầu hết các gia đình chỉ có một chiếc thớt, bất kể là đồ sống hay đồ chín đều chỉ sử dụng loại thớt này. Khi bạn cắt thức ăn sống trên thớt, vi khuẩn trong thức ăn có thể đã bị sót lại trên thớt. Nếu bạn cắt thức ăn chín vào lúc này, thức ăn đã nấu chín đương nhiên sẽ bị nhiễm khuẩn.
6. Sử dụng máy hút mùi không đúng cách
Có hai tình huống xảy ra ở đây: Thứ nhất, quên bật máy hút mùi khi đang nấu ăn hoặc quá lười bật máy hút mùi, lúc này các chất gây khó chịu và độc hại sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, gây ra các bệnh về đường hô hấp, và xác suất ung thư phổi tăng cao.
Khói khi nấu ăn có chứa các chất gây ung thư mạnh như benzopyrene và nitrosamine. Nếu không bật hoặc tắt máy hút mùi sớm sẽ khiến những chất gây ung thư mạnh này được hít vào cơ thể chúng ta và cuối cùng gây ra ung thư phổi.
7. Dùng một chiếc chảo để làm nhiều món ăn
Nhiều người thường lười biếng mà sử dụng một chiếc chảo để làm nhiều món ăn. Họ cho rằng việc này vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm thời gian rửa chảo. Tuy nhiên, nhìn qua bề mặt chảo trống trơn có vẻ sạch sẽ nhưng thực tế nó lại bám đầy dầu mỡ và cặn thức ăn còn sót lại. Khi đun tiếp ở nền nhiệt độ cao có thể sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene.
Việc tiếp tục làm đồ ăn trên chiếc chảo này có thể khiến cặn thức ăn sót lại dễ bị cháy, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư. Vậy nên, sau khi nấu xong mỗi món ăn, bạn nên cọ rửa sạch chảo trước khi có ý định làm món tiếp theo.
Theo Hà Vũ (Pháp Luật & Bạn Đọc)