CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện

17/10/2020 06:50:00

Nhiều nhân vật hoạt hình ăn mặc quá hở hang, sử dụng ngôn từ không phù hợp. Những điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ.

Một vụ việc xảy ra ngày 12/10 ở TP.HCM đã khiến các bậc phụ huynh không khỏi hàng hoàng, sợ hãi. Theo đó, bé gái tên V.T.D., (5 tuổi) đã tử vong vì học theo trò treo cổ khi xem Youtube. Mặc dù gia đình không rõ cháu học theo chương trình nào trên Youtube nhưng trước đó D. thường xem hoạt hình Peppa Pig (Tạm dịch: Cô heo Peppa).

Từ vụ việc của cháu D., nhiều phụ huynh bắt đầu giật mình, kiểm tra lại những bộ phim hoạt hình con xem hàng ngày. Thực tế, dù gắn mác dành cho trẻ nhỏ nhưng không ít phim chứa những chi tiết phản cảm, có thể "đầu độc tâm hồn" con em chúng ta.

Pokemon - Khiến hàng trăm trẻ nhập viện

Pokemon là tên loạt phim hoạt hình, truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản. Những nhân vật chính của bộ phim này như Pikachu, Satoshi, Kazumi,... có độ phổ biến rộng và đặc biệt rất được trẻ nhỏ yêu mến. Ở Việt Nam, Pokemon cũng chính là tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x.

Cứ ngỡ bộ phim chứa đầy thông điệp tình bạn này sẽ không có gì để trách nhưng thực tế, nó ẩn chứa nhiều chi tiết khá bạo lực. Theo đó phe phản diện trong phim/truyện thường xuyên sử dụng nắm đấm với nhau và rút súng đe dọa những nhân vật khác. Một số nhà tâm lý học cũng cho rằng, Pokemon có thể khiến trẻ nhỏ trở nên hiếu chiến.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện
Một phân cảnh bạo lực của Pokemon.

Trước đây, bộ phim hoạt hình này từng gây ra một sự cố lớn ở Nhật Bản. Vào ngày 16/12/1997, khoảng 4,6 triệu hộ gia đình ở Nhật đã bật xem một tập phim về Pokemon. Trong một cảnh phim, nhân vật Pikachu đáng yêu đã có "cuộc tấn công sấm sét" và hiệu ứng nhấp nháy trong phim đã khiến một số người xem bị co giật.

Báo chí khi đó đưa tin: "Hơn 520 người, chủ yếu là trẻ em, đã được đưa đến bệnh viện vì cảm thấy bị ốm. Số người bị ảnh hưởng về sau đã tăng lên gần 700 người". Dù trình độ làm phim ngày nay đã được cải tiến hơn rất nhiều lần tuy nhiên người lớn vẫn cần phải cẩn thận. Một số hiệu ứng trong phim ảnh có thể gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 1
Pikachu và khả năng phóng điện.

Winx Club - Những cô tiên trong trang phục ngắn cũn cỡn

Winx Club là một bộ phim hoạt hình cực kỳ nổi tiếng của Italia, dành cho độ tuổi từ 6-14. Nội dung phim xoay quanh các nàng tiên có sức mạnh đặc biệt chiến đấu để cứu vũ trụ. Tuy gắn mác dành cho trẻ em nhưng trang phục của dàn nhân vật chính lại không hề phù hợp.

Các nàng tiên đều mặc váy rất ngắn, có phần hở hang. Một số nàng tiên thậm chí để hở hẳn phần bụng. Không chỉ vậy cảnh các nàng tiên hôn bạn trai của mình cũng xuất hiện khá nhiều trong phim. Theo các chuyên gia tâm lý, thanh thiếu niên xem nhiều nội dung có hình ảnh gợi dục trên TV có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn người cùng lứa tuổi không xem những chương trình có nội dung như vậy.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 2

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 3
Các nàng tiên có trang phục rất ngắn.
CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 4
Cảnh hôn của 1 nàng tiên.

Vương quốc tí hon - Nhân vật thường xuyên nói những từ "ngốc nghếch", "điên rồ"

Vương quốc tí hon (Tên tiếng Anh: Ben and Holly's little kingdom) là tựa phim hoạt hình nổi tiếng ở Anh, được phát sóng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phim lấy bối cảnh tại một Vương quốc nhỏ, được cai trị bởi Vua và Nữ hoàng Thistle. Công chúa Holly - con gái của cặp đôi cùng yêu tinh Ben là những nhân vật chính của phim.

Dù nội dung phim rất dễ thương, độc đáo, kể về sự chung sống hòa bình giữa con người và yêu tinh. Tuy nhiên các nhân vật nhiều khi sử dụng những ngôn từ không phù hợp, thường xuyên nói "ngốc nghếch" hoặc "điên rồ" để miêu tả người hoặc các loài động vật khác. Sẽ không hay chút nào nếu trẻ xem và bắt chước theo cách nói trong phim.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 5
Nhân vật trong Vương quốc tí hon có những ngôn từ không đúng mực khi miêu tả người khác, giống loài khác.

Chú Bọt biển tinh nghịch - Ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ

Đây là một bộ phim hoạt hình rất nổi tiếng của Mỹ, nội dung xoay quanh cuộc phiêu lưu của anh chàng bọt biển và những người bạn dưới đại dương tại thành phố hư cấu Bikini Bottom. Dù được nhiều trẻ em yêu thích nhưng bộ phim này lại khiến các nhà nghiên cứu lo ngại.

Theo nhà tâm lý học Angelina Lillard và các cộng sự tại ĐH Virginia (Mỹ), phim hoạt hình có diễn biến quá nhanh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, dễ khiến trẻ bị phân tâm, thiếu khả năng kiềm chế hơn.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - 6
Hoạt hình Chú Bọt biển tinh nghịch.

Cụ thể các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm trẻ chơi Thử thách kẹo dẻo - một phương pháp rất phổ biến để kiểm tra khả năng kiềm chế của trẻ. Họ để lên bàn một cái kẹo dẻo hoặc bánh quy (tùy sở thích của trẻ). Trẻ được lựa chọn một là ăn luôn, hai là không ăn mà chờ đến khi người lớn quay lại thì sẽ được 10 cái kẹo. Kiểm tra này giúp dự đoán khả năng kiềm chế, điều khiển hành vi của trẻ.

Kết quả, nhóm trẻ xem phim "Chú bọt biển tinh nghịch" có điểm số thấp hơn hẳn những nhóm trẻ khác. Một số khảo sát cũng cho thấy nhóm trẻ này có trí nhớ ngắn hạn hơn.

Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ tâm hồn con?

Với nhiều phụ huynh, họ lựa chọn giải pháp cấm hoàn toàn để bảo vệ con. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng 1 số bộ phim hoạt hình vẫn dạy cho trẻ nhiều bài học cuộc sống ý nghĩa, nhân văn. Một số phim khuyến khích trẻ theo đuổi ước mơ, dạy trẻ học tinh thần lạc quan.

Để bảo vệ con trẻ, bố mẹ có thể không cần cấm xem tuyệt đối. Thay vào đó, bố mẹ nên xem trước những bộ phim hoạt hình để chọn lọc cho con, hoặc cùng xem để giảng giải những chi tiết chưa phù hợp. Về phía những nội dung độc hại trên Youtube, bố mẹ có thể ngăn chặn theo hướng dẫn sau:

Nếu có con nhỏ (dưới 12 tuổi), bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi các nội dung nguy hiểm trên Youtube bằng cách thiết lập một tài khoản gia đình, tạo tài khoản Gmail và lập kênh Youtube đi kèm.

Tài khoản gia đình sẽ cho phép bố mẹ tạo danh sách phát các video được phê duyệt và đăng ký các kênh thân thiện với gia đình. Nếu con bạn xem video trên tài khoản này, chúng sẽ hiển thị trong danh sách lịch sử bên trái để bạn có thể theo dõi. Để giữ tài khoản gia đình an toàn, bố mẹ có thể thiết lập một số lớp bảo mật như:

- Tắt tùy chọn tìm kiếm và tạm dừng lịch sử xem.

- Bật chế độ an toàn/chế độ hạn chế.

- Khóa chế độ an toàn bằng cách sử dụng các thông tin đăng nhập.

- Gắn cờ các video có nội dung không phù hợp.

- Tắt chế độ tự động phát trên Youtube.

CẢNH GIÁC: Rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà con chúng ta xem chứa những chi tiết phản cảm, có bộ từng khiến 700 trẻ nhập viện - Ảnh 8.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bố mẹ cần sát sao hơn trong việc quản lý những nội dung con xem bằng một số biện pháp như: Kiểm tra máy tính, điện thoại của con một cách ngẫu nhiên; đảm bảo bật chế độ hạn chế trên mọi ứng dụng và trình duyệt mà con bạn sử dụng.

Nói chuyện thẳng thắn với con về những việc chúng cần làm khi thấy những nội dung xấu trên Youtube, đồng thời đưa ra hậu quả, hình phạt nếu con cố xem. Ngoài ra bố mẹ cần biết tên và mật khẩu tài khoản Youtube của con.

Theo Thanh Hương (Pháp luật và bạn đọc)