Cái tên Moon Geun Young có lẽ đã rất quen thuộc với khán giả. Cô từng được mệnh danh là Em gái quốc dân của Hàn Quốc từ sau khi tham gia bộ phim Trái tim mùa thu. Sự trong sáng, thanh thuần của Moon Geun Young khiến cô nhận được khá nhiều tình cảm từ khán giả.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Moon Geun Young gây ấn tượng khi góp mặt trong các bộ phim như Cô dâu 15 tuổi, Trái tim mùa thu, Chị gái Lọ Lem, Alice lạc vào khu Cheongdam-dong... Dù ở bất kỳ vai diễn nào, Moon Geun Young cũng nhận được tình cảm của khán giả.
Giữa lúc đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành nghệ sĩ trẻ tuổi có danh tiếng tại Kbiz, thậm chí từng được vinh danh giải Daesang thì Moon Geun Young phát hiện ra mình bị chứng chèn ép khoang cấp tính vào năm 2017. Căn bệnh khiến Moon Geun Young phải trải qua tới 4 ca phẫu thuật. Căn bệnh này đã khiến Moon Geun Young phải trải qua tới 4 ca phẫu thuật.
Không chỉ phải phẫu thuật, Moon Geun Young còn bị tăng cân mất kiểm soát. Gương mặt cô tròn trịa, phát tướng. Cô mất đi diện mạo xinh đẹp và trẻ trung mà thay vào đó là hình ảnh già nua, chảy xệ, nhan sắc bị đánh giá không khác gì U50 dù giờ đây nữ diễn viên mới hơn 30 tuổi. Moon Geun Young cũng phải bỏ nhiều dự án dang dở vì chữa bệnh.
Năm 2019, Moon Geun Young bắt đầu trở lại với màn ảnh. Tuy nhiên, khi tuổi đã lớn, diện mạo thay đổi, cô không còn được khán giả yêu thích như trước. Hơn thế, ngày càng nhiều thế hệ trẻ xuất hiện khiến cho cái tên Moon Geun Young cũng dần bị lãng quên. Cô chỉ còn là em gái quốc dân trong quá khứ.
Ngoài cảm giác tiếc nuối, nhiều khán giả còn lo lắng cho vấn đề sức khỏe của Moon Geun Young. Đồng thời đặt ra các câu hỏi về căn bệnh mà cô đang mắc.
Hội chứng chèn ép khoang là gì?
Hội chứng chèn ép khoang là hiện tượng tăng áp lực mô mềm trong khoang kín dẫn tới thiếu máu mô. Hội chứng chèn ép khoang tự diễn biến nặng lên. Triệu chứng ban đầu thường là phù nề mô mềm rất bình thường sau chấn thương do mô mềm sưng hoặc do máu tụ. Nếu phù nề phát triển trong khoang kín, hay xuất hiện ở khoang trước và khoang sau cẳng chân nơi có ít khoảng trống để phần mềm giãn nở. Do đó, áp lực khoang sẽ tăng lên. Khi áp lực vượt quá áp lực thẩm thấu mao mạch vào khoảng 8mmHg, trao đổi tế bào chậm đi hoặc bị ngừng lại. Sự thiếu máu cục bộ lên mô gây phù nề tăng, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
Khi sự thiếu máu tiến triển, cơ bị hoại tử, đôi khi dẫn tới hội chứng tiêu cơ vân, nhiễm trùng và tăng mẫn cảm, những biến chứng này có thể gây mất chi, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị. Thiếu máu động mạch hoặc huyết áp thấp có thể gây phù nề tăng, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
Hội chứng chèn ép khoang chủ yếu gặp ở chi, đặc biệt là cẳng tay và cẳng chân. Tuy nhiên, hội chứng khoang cũng có thể xảy ra ở một số vị trí khác như cánh tay, mông, bụng,...
Nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép khoang
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng chèn ép khoang bao gồm:
Chấn thương: Chấn thương mạch máu và phần mềm, gãy xương chiếm khoảng 45%, sau mổ kết hợp xương, vùi lấp cục bộ các chi.
Tổn thương nghiền nát, đụng dập nặng
Thương tổn tái tràn dịch xảy ra sau khi thương tổn mạch máu được sửa chữa
Dùng thuốc chống đông, tiêm calci
Rối loạn đông máu
Bệnh nhân béo, già, và có xơ vữa thành mạch
Bệnh nhân không hợp tác khi băng ép
Kỹ thuật ép và băng ép, quá trình thực hiện thủ thuật,...
Phù nề, hoại tử tổ chức: rắn cắn, bỏng
Triệu chứng của bệnh là gì?
Khi mắc hội chứng chèn ép khoang, người bệnh thường có các dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn đó là:
- Mất máu.
- Tê liệt.
- Các khoang căng chắc.
- Da nhợt màu.
- Phù nề mô mềm
- Phần da vùng chèn ép khoang xanh hoặc tím, căng bóng, nhiều phỏng nước.
- Đau tự nhiên, dữ đội, ngày càng tăng.
- Dị cảm: Cảm giác tê bì như kiến bò ở da của khoang bị chèn ép.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, các triệu chứng của hội chứng chèn ép khoang thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của gãy xương, do việc dùng thuốc. Do đó bệnh thường chỉ được phát hiện qua thăm khám sức khỏe.
Nhìn chung, hội chứng chèn ép khoang thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và đo áp lực khoang. Căn bệnh này nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như hoại tử cơ, tổn thương thần kinh mạch máu, nhiễm trùng, cắt cụt chi hoặc tử vong. Chính vì thế nếu bị chấn thương hoặc có dấu hiệu của hội chứng chèn ép khoang thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
PN (Nguoiduatin.vn)