Được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng do không có triệu chứng, nồng độ cholesterol cao có thể do tiền sử gia đình, lối sống không lành mạnh như ăn nhiều thức ăn có chất béo, lười tập thế dục, hút thuốc và uống rượu.
Khi nồng độ cholesterol cao, nó có thể làm cho các mạch máu của bạn dày lên và cắt nguồn cung cấp máu cho tim và não.
Nhưng vì không có triệu chứng nên mọi người thường không nhận ra rằng cholesterol của họ cao cho đến khi quá muộn.
Nếu không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe như đau tim hoặc đột quỵ.
Cách thở hé lộ về nồng độ cholesterol cao?
Dấu hiệu đầu tiên của nồng độ cholesterol cao có xu hướng là đau tim hoặc đột quỵ, thường do động mạch bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tổ chức Đại học Tim mạch Mỹ khuyên rằng chúng ta có thể để ý các triệu chứng như đau ngực, đau cánh tay hoặc hàm, buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc khó thở.
Những vấn đề này thường xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến tim hoặc não bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn, vì vậy tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra nồng độ cholesterol nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này.
Bạn có thể biết nồng độ cholesterol có lên mức cao hay không thông qua xét nghiệm máu. Nếu bạn trên 40 tuổi, bạn có thể làm xét nghiệm trong quy trình kiểm tra sức khỏe.
Tiến sĩ Rhianna McClymont cho biết: “Nhìn chung không có dấu hiệu bên ngoài của một vấn đề - đó là lý do tại sao tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra".
Bác sĩ sẽ đo lượng cholesterol bằng cách sử dụng xét nghiệm máu và sẽ xem xét tuổi, giới tính, cân nặng, huyết áp, tiền sử y tế cá nhân và gia đình của bạn để kết luận.
Làm thế nào để giảm nồng độ cholesterol?
Tiến sĩ McClymont đưa ra những lời khuyên sau đây để giảm lượng cholesterol của bạn:
1. Cắt giảm chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt, pho mát, dầu thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác. Cắt giảm lượng chất béo bão hòa tiêu thụ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 17% và giảm lượng chất béo bạn sử dụng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 30%.
2. Ăn nhiều chất xơ
Tiến sĩ McClymont nói rằng ăn 3 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày - lượng bạn nhận được từ 3 quả táo - có thể giúp giảm cholesterol. Thực phẩm giàu chất xơ khác mà bà gợi ý bao gồm các loại thực phẩm từ ngũ cốc, mì ống và bánh mì, cũng như đậu, yến mạch, trái cây và rau vào chế độ ăn uống của bạn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Chỉ cần hai giờ tập thể dục như thể dục nhịp điệu trong tuần, bạn sẽ giảm được 7,6% nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ và 5,1% ở nam giới. Nó cũng giúp tăng mức HDL cholesterol, là hình thức bảo vệ tim của bạn.
4. Ăn cơm nhà thay vì đồ ăn vặt
Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung và muối, vì vậy hãy nấu từ đầu và sử dụng nguyên liệu tươi nếu có thể.
Tiến sĩ McClymont khuyên rằng nên thử chế độ ăn kiêng theo phong cách Địa Trung Hải, trong đó dùng nhiều đồ thực vật hơn bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc có màu sắc rực rỡ, cùng với khẩu phần cá và chất béo lành mạnh, như dầu ô liu, có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu tới 15%.
Theo Song Long (Saostar.vn)