Ca sĩ Việt Quang qua đời vì bệnh viêm phổi do thói quen tắm đêm, làm việc nhiều: Cảnh báo 5 thời điểm nguy hiểm không nên tắm mà người trẻ thường lơ là

12/08/2021 15:14:58

Khi mắc viêm phổi, người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực khi thở, ho có đờm hoặc chất nhầy, mệt mỏi, chán ăn, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, hụt hơi...

Sáng ngày 12/8, thông tin ca sĩ Việt Quang qua đời ở tuổi 44 vì bệnh viêm phổi đã khiến không ít khán giả xót thương. Được biết, nam ca sĩ đã nhập viện điều trị viêm phổi vào tháng 4/2021. Trước khi mất, ca sĩ Việt Quang không ăn uống được, từ chối thuốc vì cơ thể quá đau. Nam ca sĩ từng tiết lộ nguyên nhân khiến anh mắc bệnh là do thói quen tắm đêm, làm việc nhiều trong thời gian dài.

Thực tế, đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, nếu bạn thường xuyên tắm khuya, nhất là lại dùng nước lạnh sẽ vô tình sẽ khiến cơ thể mất nhiệt thái quá. Với những người có hệ miễn dịch yếu, việc tắm khuya rất dễ dẫn đến bị cảm và lạnh phổi. Nghiêm trọng hơn, một số người còn phải đối mặt với sốt siêu vi, thậm chí là tình trạng nhiễm trùng phổi. Khi phổi bị suy yếu sẽ dẫn đến mất sức đề kháng, có thể gây tử vong hoặc dẫn đến ung thư, đột quỵ.

Ca sĩ Việt Quang qua đời vì bệnh viêm phổi do thói quen tắm đêm, làm việc nhiều: Cảnh báo 5 thời điểm nguy hiểm không nên tắm mà người trẻ thường lơ là
Ca sĩ Việt Quang.

Bệnh viêm phổi nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng không phân biệt giới tính và lứa tuổi.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM): "Viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, dấu hiệu ban đầu của bệnh rất âm thầm và dễ nhầm lẫn sang những căn bệnh khác. Đến khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, khó khăn cho điều trị".

Ca sĩ Việt Quang qua đời vì bệnh viêm phổi do thói quen tắm đêm, làm việc nhiều: Cảnh báo 5 thời điểm nguy hiểm không nên tắm mà người trẻ thường lơ là - 1

Khi bị nhiễm bệnh chỉ sau một vài ngày, quá trình hô hấp cũng như sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ dần sẽ trở nên khó thở và có nguy cơ cao dẫn tới tử vong.

Khi mắc bệnh viêm phổi, người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực khi thở, ho có đờm hoặc chất nhầy, mệt mỏi, chán ăn, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, hụt hơi... khi có những dấu hiệu này, kéo dài trong nhiều ngày thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh viêm phổi

1. Do bị nhiễm vi khuẩn

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi là do hoạt động của vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phổi còn có thể do một số loại vi khuẩn khác như: haemophilus, legionella,...

2. Do bị nhiễm virus

Khi bị nhiễm các loại virus như virus cúm Influenza A, B, virus hợp bào, virus rhinovirus, adenoviruses,... từ môi trường bị ô nhiễm, từ người bệnh... thì bạn cũng có thể mắc bệnh viêm phổi.

3. Do bị nhiễm nấm

Khi bạn tiếp xúc hay hít thở phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi. Khi mắc phải bệnh do nấm, tình hình phát triển của bệnh sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

4. Do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất

Nếu phải làm việc trong môi trường hóa chất lâu, cơ thể sẽ tiếp xúc với hóa chất rất nguy hiểm. Không chỉ phổi mà các bộ phận khác cũng có thể nhiễm bệnh. Chính vì thế nếu làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, bạn nên mặc đồ bảo hộ đầy đủ để bảo vệ cơ thể tốt nhất.

5 thời điểm nguy hiểm không nên tắm

1. Khi cơ thể đang bị sốt

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 38 độ C, mức tiêu thụ calo của cơ thể có thể tăng 20%, đồng thời cơ thể tương đối yếu. Lúc này, việc tắm có thể gây cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng hơn do sức đề kháng yếu.

2. Sau khi ăn no

Sau khi dùng bữa, bạn không nên đi tắm ngay vì như vậy da và mạch máu sẽ bị kích thích và mở rộng hơn, khiến máu chảy ở các bề mặt cơ thể, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa, vừa hại dạ dày, đường ruột, vừa gây hại đường huyết…

3. Khi vừa uống rượu

Rượu có khả năng ức chế chức năng gan và ngăn chặn sự giải phóng glycogen. Khi bạn tắm, cơ thể cần phải tiêu thụ nhiều glucose. Tắm sau khi uống rượu, lượng đường trong máu không thể được bổ sung kịp thời nên sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí hôn mê. Nguy hiểm hơn, sau khi uống rượu cơ thể có nồng độ cồn khá cao, quá trình tắm làm cơ thể đổ mồ hôi, làm giãn mạch máu… Khiến huyết áp bị giảm nhanh, độ nhớt trong máu tăng cao gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Ca sĩ Việt Quang qua đời vì bệnh viêm phổi do thói quen tắm đêm, làm việc nhiều: Cảnh báo 5 thời điểm nguy hiểm không nên tắm mà người trẻ thường lơ là - 2

4. Khi đang bị tụt huyết áp

Khi bị huyết áp thấp, nhiều người nghĩ ngay đến việc tắm nước nóng để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này vô cùng nguy hiểm. Nước nóng có thể khiến các mạch máu của con người giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Tốt nhất là khi bị tụt huyết áp, bạn nên nghỉ ngơi trước khi tắm.

5. Sau 22 giờ đêm

Sau 22h đêm, nhiệt độ trong ngày xuống thấp, nếu bạn đi tắm trong thời gian này có thể dẫn tới hiện tượng co mạch máu, lạnh phổi. Khi máu không được lưu thông thì toàn thân sẽ bị đau nhức, thậm chí gây đau đầu nghiêm trọng.

Đặc biệt, quá trình tắm đêm bạn có thể gặp phải "gió độc" sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi cổ, vai gáy, đau tay chân, khó cử động… thậm chí là tai biến, đột quỵ. Người già, trẻ nhỏ là 2 đối tượng tuyệt đối không tắm vào đêm muộn. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nếu tắm đêm sẽ khiến triệu chứng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.

Theo Đậu Đậu (Nhịp Sống Việt)

Nổi bật