Trứng luôn được công nhận là thực phẩm giàu dưỡng chất cho mọi lứa tuổi. Ăn 1 quả trứng vào bữa sáng mỗi ngày giúp bổ sung protein và tăng cường khả năng miễn dịch. Dù trứng tốt đến thế nào đi nữa nhưng nếu ăn và bảo quản không đúng cách, chúng ta có thể đối mặt với những tác dụng phụ.
Theo tờ QQ đưa tin, cô Zhang cùng gia đình sau khi ăn tối đã bị nôn mửa và tiêu chảy trầm trọng, thậm chí con gái cô còn hôn mê sâu. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán rằng thức ăn của cả nhà có thể đã bị nhiễm độc nặng.
Trước tình hình nguy cấp, hội đồng y bác sĩ liền tiến hành nội soi dạ dày để xem đâu là nguyên do. Phân tích kỹ cho thấy "thủ phạm" khiến cả nhà cô Zhang bị nôn mửa và hôn mê chính là đĩa trứng cho bữa tối. Hóa ra những quả trứng đó đã bị hư thối, đến tận lúc chiên lên cô Zhang vẫn không biết và vô tình khiến cả nhà ăn vào bị ngộ độc.
Ăn trứng thối bị ngộ độc là điều hiển nhiên, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao những quả trứng đó lại bị hỏng? Trong khi cô Zhang đã mua toàn trứng tươi mới và bảo quản trong tủ lạnh suốt 1 tuần liền mà không hề nứt vỡ. Câu trả lời chính là, cô Zhang đã mắc một lỗi khá phổ biến mà nhiều bà nội trợ hay mắc phải: Cô đã rửa trứng sống bằng nước sạch trước khi cho vào tủ lạnh.
Tại sao rửa trứng sống trước khi bảo quản lại gây ngộ độc?
Tuy vỏ trứng khi mới mua về rất bẩn nhưng chị em tuyệt đối không được rửa sạch trước khi cất vào tủ lạnh. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Nó thường mỏng nên con người rất khó cảm nhận được.
Bên cạnh đó, lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. Tuy nhiên nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ khiến cho trứng bị hỏng.
Khi ăn trứng bị nhiễm độc vào cơ thể sẽ gây ra một vài triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa và buồn nôn sau 12 – 36 giờ. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày nếu không đi viện kịp thời.
Bảo quản trứng thế nào là đúng cách?
Tóm lại, USDA khuyên mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt… vì mùi của chúng sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ và làm cho trứng bị biến chất.
Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi lần lấy trứng trong tủ lạnh, chỉ lấy đủ số trứng cần chế biến chứ không nên lấy cả khay ra. Thói quen này sẽ khiến trứng bị hỏng do ảnh hưởng từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Theo Minh Võ (Báo Dân Sinh)