Bài viết này của Tiến sĩ Mao Chí Kiên đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) dành lời khuyên cho những người ở lứa tuổi trung niên về cách chăm sóc sức khỏe đúng thời điểm, trước khi quá muộn.
Tiến sĩ Mao Chí Kiên cho rằng, khi đã ở tuổi trung niên, gia đình và sự nghiệp đã dần ổn định, nhưng một số bệnh nguy hiểm cho sức khỏe lại dần dần xuất hiện. Chế độ ăn uống, làm việc không điều độ, mặc dù có vẻ như "không có ảnh hưởng lớn" đến hình thức bề ngoài của bạn, nhưng theo thời gian, sự cân bằng trong cơ thể bị phá vỡ, và các bệnh khác nhau "đột nhiên sinh ra và phát triển tăng tốc".
Nhiều người 40 tuổi vẫn "giả vờ" khỏe mạnh. Bạn có phải là người trung niên giả vờ khỏe mạnh không? Lời khuyên của bác sĩ Kiên là, khi bạn ở tuổi trung niên, đừng giả vờ khỏe mạnh.
1, Giả vờ rất khỏe mạnh, là khi bạn đã trung niên rồi nhưng vẫn thức đêm
Phía trên có người cao tuổi, phía dưới có người nhỏ tuổi, đúng là áp lực cuộc sống của người trung niên quả thực không hề nhỏ.
Ban ngày, tôi không thể hoàn thành công việc của mình nên buộc phải làm thêm vào ban đêm, sau đó thì thức khuya và buồn ngủ vào ngày hôm sau. Mặc dù bạn sẽ uống một chút cà phê và trà là sẽ trở về trạng thái tỉnh táo, tuy nhiên, thiệt hại của việc thức khuya thường rất khó phát hiện và dần dần tích lũy, trong lâu dài mới "đổ bệnh".
Trên thực tế thì đã có quá nhiều bi kịch xảy ra do vấn đề thức đêm và bạn phải được cảnh báo và thực hiện việc đi ngủ sớm một cách nghiêm túc.
2, Giả vờ rất khỏe mạnh, là khi bạn đã trung niên rồi vẫn hút thuốc và uống rượu mà không giảm bớt
Bạn đang uống thuốc hạ huyết áp và thuốc hạ đường huyết, rồi lại tham gia vào nhiều bữa tiệc hoặc duy trì thói quen uống rượu và hút thuốc lá thì liệu có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình hay không?
Có những người có quan niệm rằng, chỉ cần chưa cảm thấy say là vẫn tiếp tục uống rượu. Điều này diễn ra nhiều trong thực tế và rất nguy hiểm.
Có những người mặc dù đã mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường hay mỡ máu cao rồi nhưng nghĩ rằng đó là bệnh mãn tính nên cũng không vội vàng lo lắng trong việc thay đổi các thói quen xấu.
Cùng với việc dùng thuốc, thói quen sống tốt cũng quan trọng không kém. Chỉ khi bạn duy trì những thói quen sống tốt, bạn mới có thể thực sự được kiểm soát được những căn bệnh mãn tính đang dần nặng lên trong cơ thể mình.
3, Giả vờ rất khỏe mạnh, là khi bạn đã trung niên rồi vẫn ăn uống tùy tiện, không tiết chế
Nhiều người ở lứa tuổi trung niên chịu áp lực rất lớn nên nhiều lúc sẽ mượn cớ ăn uống để giải tỏa cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn mỗi khi ăn uống.
Ăn uống tùy tiện và thiếu đi sự tiết chế chính là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác.
Đặc biệt là sau tuổi trung niên, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại và việc tích tụ năng lượng dư thừa trong cơ thể sẽ không dễ dàng được tiêu hao, điều này không có lợi cho việc kiểm soát cân nặng.
Chế độ ăn uống hợp lý nên là ba bữa một ngày, định lượng chuẩn với tình hình thực tế của bản thân và theo dõi kết quả sau khi ăn một cách thường xuyên.
4, Giả vờ rất khỏe mạnh, là khi đã trung niên rồi vẫn chưa đi khám sức khỏe định kỳ
Rất nhiều người khi phát hiện ra bản thân bị bệnh ung thư là đã bước vào giai đoạn muộn, điều đó có nghĩa là nhiều người không hiểu cơ thể họ.
Vẫn còn một số người có "tâm lý ngược" khi nghĩ rằng nếu họ phát hiện ra rằng bản thân bị bệnh, thì cũng không có lựa chọn nào khác. Tốt hơn là không kiểm tra, và giả vờ không biết bệnh thì đầu óc sẽ không phải suy nghĩ bận tâm nhiều, điều này là không đúng!
"Sức khỏe là chủ của chính bạn", hãy chú ý đi kiểm tra thể chất thường xuyên, tự quản lý sức khỏe của mình thì bạn sẽ không thể bị bệnh ở giai đoạn muộn, không phải dùng thuốc hoặc ít dùng thuốc.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)