Bố vợ cần tiền phẫu thuật, chồng buông lời bẽ bàng: 'Con rể chứ đâu phải máy rút tiền', nhờ đó vợ thấm thía sâu sắc 1 điều rồi đưa ra quyết định đanh thép

23/03/2021 13:37:27

Lần đầu Chuyên nói chuyện với chồng, Quân đưa cho vợ 2 triệu, bảo cô mang biếu ông bà ngoại. Chuyên tần ngần nhận lấy, thực ra cô muốn đề nghị với anh số tiền lớn hơn.

Phụ nữ khi nghỉ việc ở nhà trông con vốn đã phải chịu nhiều vất vả và thiệt thòi. Công việc không hề đơn giản và nhẹ nhàng nhưng họ lại chẳng được chồng và những người xung quanh coi trọng. Thậm chí nhiều người chồng còn có lời nói và hành động gây tổn thương sâu sắc tới vợ mình.

Chuyên (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô vừa kết hôn được 4 năm nhưng đã có 2 bé. "Sở dĩ tôi sinh dày như vậy vì đó là nguyện vọng của mẹ chồng. Sức khỏe bà đã khá yếu, bà muốn chúng tôi sinh đủ hai con luôn để bà hưởng cảnh quây quần bên con cháu", cô vợ này chia sẻ.

Thu nhập của Quân - chồng Chuyên khá tốt, một mình anh đủ sức lo cho cả gia đình. Mẹ chồng Chuyên là người tốt, sống nhân hậu nên cô rất tôn trọng bà. Hai vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất, quyết định làm theo mong mỏi của mẹ chồng.

Vì sinh dày và mẹ chồng đau ốm lên miên cần chăm sóc, Chuyên phải nghỉ việc ở nhà, gần như không còn lựa chọn nào khác. Kinh tế trong nhà một tay Quân lo liệu, anh không đưa lương cho vợ giữ nhưng chi phí sinh hoạt, ăn uống hàng ngày Quân cũng không hề keo kiệt.

Bố vợ cần tiền phẫu thuật, chồng buông lời bẽ bàng: 'Con rể chứ đâu phải máy rút tiền', nhờ đó vợ thấm thía sâu sắc 1 điều rồi đưa ra quyết định đanh thép
Ảnh minh họa

Chuyên kể: "Chồng tôi không bao giờ tỏ vẻ khinh thường vợ ở nhà trông con, ăn bám chồng. Anh ấy vẫn thường xuyên khoe với mọi người công lao và sự hi sinh của tôi. Mẹ chồng lại càng cảm kích và quý mến con dâu bởi tôi đã thực hiện nguyện vọng của bà, bất chấp việc phải hy sinh cả sự nghiệp. Nói chung không khí trong nhà rất hòa thuận, đầm ấm".

Mâu thuẫn giữa vợ chồng Chuyên chỉ phát sinh khi bố cô ngã bệnh phải nhập viện. Bố mẹ Chuyên sinh được hai người con gái, cô là chị cả, em gái út Chuyên cũng đã lập gia đình. Trước đây bố mẹ cô mưu sinh bằng quán cơm nhỏ, bố cô nhập viện nên mẹ Chuyên phải đóng cửa quán vào chăm ông. Hai ông bà không có thu nhập, tiền tiết kiệm lại không đáng là bao.

Bố lâm bệnh, Chuyên đâu thể làm ngơ. Cô không giữ tiền nhưng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần bảo chồng đưa là được. Lần đầu Chuyên nói chuyện với chồng, Quân đưa cho vợ 2 triệu, bảo cô mang biếu ông bà ngoại. Chuyên tần ngần nhận lấy, thực ra cô muốn đề nghị với anh số tiền lớn hơn. Em gái cô vừa sinh con không lâu, em rể đang thất nghiệp do tình hình kinh tế khó khăn chung.

Mấy hôm sau mẹ Chuyên gọi điện nói phải đặt trước 15 triệu tiền phẫu thuật cho bố. Em gái cô đã đưa cho mẹ 5 triệu rồi, bà hỏi Chuyên có thể lo được 10 triệu hay không. Cô gật đầu chắc nịch, số tiền ấy không phải quá lớn với gia đình cô.

"Ai ngờ chồng tôi sầm mặt lại đầy khó chịu khi vợ hỏi đến tiền nong. Nghe đến con số 10 triệu, anh ấy đùng đùng mở két sắt, còn mạnh tay mạnh chân thể hiện sự bực bội và bất mãn. Lúc đưa tiền cho tôi xong, chồng nói một câu: 'Bảo mẹ em rằng anh là con rể chứ không phải cây rút tiền mà thiếu bao nhiêu cứ áp lên đầu anh nhé'. Tôi chết lặng không biết phải nói gì", Chuyên tâm sự.

May mắn ca phẫu thuật của bố Chuyên thành công, sức khỏe của ông dần ổn định và được xuất viện về nhà. Sau lần đó Quân không hề mang 10 triệu ấy ra đay nghiến vợ thêm lần nào, anh vẫn quan tâm và có trách nhiệm với gia đình.

Bố vợ cần tiền phẫu thuật, chồng buông lời bẽ bàng: 'Con rể chứ đâu phải máy rút tiền', nhờ đó vợ thấm thía sâu sắc 1 điều rồi đưa ra quyết định đanh thép - 1
Ảnh minh họa

Thế nhưng qua đây Chuyên đã hiểu thấu sâu sắc một điều. Phụ nữ không tự lập thì luôn phải trông chờ vào đạo đức và sự ban phát từ người khác. Anh ta tốt thì cô được nhờ, anh ta không đủ bao dung và tử tế thì cuộc sống của cô chẳng khác gì bi kịch.

Quân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với gia đình, không hề keo kiệt với vợ con nhưng cũng chỉ đến thế. Bố mẹ đẻ cô vẫn là những người không thuộc trách nhiệm và sự quan tâm của Quân.

Phụ nữ phải độc lập thì mới có thể làm chủ cuộc đời mình và chăm sóc cho những người họ yêu thương. Mới chỉ là 10 triệu mà Quân đã tỏ thái độ như vậy, nếu thêm một lần nữa với số tiền lớn hơn, không biết Quân sẽ xử sự ra sao. Chuyên quyết định không nhún nhường và nghĩ cho người khác nữa, đã đến lúc cô phải ưu tiên bản thân mình.

Chuyên cho hay: "Con trai út của tôi vừa tròn 1 tuổi, tôi quyết định thuê người đi làm lại. Có mẹ chồng giám sát nên tôi không quá lo lắng về chuyện người giúp việc không thể chăm sóc tốt cho bé. Chồng tôi ban đầu cực lực phản đối vì tiền thuê người không phải là rẻ, khi mà nhà tôi có khá nhiều việc, vừa trông em bé vừa chăm sóc người già. Thế nhưng khi tôi cương quyết không nhượng bộ thì anh ấy buộc phải chấp nhận".

Phụ nữ ở nhà trông con chính là một sự hy sinh cao cả. Nhưng không phải người chồng nào cũng đủ tầm và đủ sâu sắc để hiểu thấu được nỗi cực nhọc của vợ. Thay vì trông chờ vào sự tử tế và đạo đức của người khác, chi bằng phụ nữ hãy tự tính toán và lựa chọn con đường tốt nhất cho bản thân.

Theo Sen Trắng (Pháp Luật & Bạn Đọc)

Nổi bật