Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Thủ phạm chính là vật dụng được cho là 'cứu tinh ngày rét' của nhiều gia đình

07/12/2021 09:16:02

Người mẹ sau đó cũng lu bu làm việc nhà, chủ quan không kiểm tra. Mãi cho đến chiều quay lại phòng ngủ, người mẹ tá hỏa khi chứng kiến toàn thân con đã phồng rộp vì những vết bỏng lớn.

Vào mùa đông, những vật dụng như chăn điện, máy sưởi, lò sưởi trở thành những thứ quan trọng giúp mọi người giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên cũng trong thời điểm này, số vụ tai nạn liên quan đến vật dụng làm ấm như bỏng, cháy... cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng không đúng cách, không tuân thủ hướng dẫn an toàn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Cách đây không lâu, bệnh viện Nhi Tây An, Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tiếp nhận một cháu bé 1 tuổi bị bỏng nặng toàn bộ phần thân dưới sau khi nằm ngủ với chăn điện.

Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Thủ phạm chính là vật dụng được cho là 'cứu tinh ngày rét' của nhiều gia đình

Được biết vì thời tiết đang trở lạnh nhưng nhà không có máy sưởi, buổi trưa hôm xảy ra sự việc, người mẹ dỗ con ngủ rồi đặt vào giường, dùng chăn điện cho con sưởi ấm. Người mẹ sau đó cũng lu bu làm việc nhà, chủ quan không kiểm tra. Mãi cho đến chiều quay lại phòng ngủ, người mẹ tá hỏa khi chứng kiến toàn thân con đã phồng rộp vì những vết bỏng lớn.

Hóa ra trong lúc mê ngủ, cậu bé 1 tuổi không mặc tã, vô tình tè dầm ướt hết chăn. Chiếc chăn điện bị ướt dẫn đến chập mạch và khiến cho cậu bé bị bỏng điện.

Theo chẩn đoán của bác sĩ, bé trai bị bỏng độ 2 khoảng 10% cơ thể. May mắn thay dòng điện không quá mạnh, đứa trẻ được gia đình phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời nên đã không ảnh hưởng đến tính mạng. Sau khi được điều trị, tình trạng của cậu bé hiện đã ổn định, không có tổn thương vĩnh viễn trên cơ thể.

Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Thủ phạm chính là vật dụng được cho là 'cứu tinh ngày rét' của nhiều gia đình - 1
Yang Peiqin, thuộc đội cứu hỏa Nam Kinh, giải thích: "Sau khi đứa trẻ tè dầm, chất lỏng thấm vào chăn điện nên gây ra chập mạch điện. Đồng thời, trẻ còn nhỏ chưa có khả năng phản ứng linh hoạt, không biết tự cứu mình nên đã bị bỏng trên diện rộng".

Chăn điện là sản phẩm rất hữu ích, được cho là cứu tinh ngày lạnh cho mỗi gia đình nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, có thực sự an toàn không và bạn cần lưu ý gì khi sử dụng chăn điện.

Dùng chăn điện có an toàn không?

Theo thông tin phía nhà sản xuất chăn điện uy tín, trên thị trường cung cấp, sản phẩm này an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng vì:

Chăn có bộ cảm biến nhiệt tự động ngắt khi thấy dấu hiệu bất thường.

Công tắc điện có khả năng tự động ngắt khi nóng đột ngột tại 1 điểm.

Bộ đổi nguồn điện áp 12V rất an toàn với người dùng.

Phần lõi được cách điện nên rất an toàn.

Một số lưu ý cần nhớ khi khi sử dụng chăn điện

Đọc kỹ và tuân theo hướng dẫn sử dụng

Vui lòng đọc tất cả các hướng dẫn và nhãn sản phẩm trước khi sử dụng chăn điện. Không làm theo đúng hướng dẫn có thể gây ra quá nhiệt, cháy hoặc thương tích.

Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Thủ phạm chính là vật dụng được cho là 'cứu tinh ngày rét' của nhiều gia đình - 2

Tuyệt đối không dùng chăn điện quấn quanh người để sưởi ấm

Theo phía nhà sản xuất thì đa phần chăn điện được dùng để trải dưới lưng người nằm như một tấm nệm, không nên dùng để quấn chăn quanh người.

Tuyệt đối không dùng chăn điện quấn quanh người để sưởi ấm

Lưu ý an toàn khi dùng chăn điện cho trẻ em

Không nên sử dụng chăn, đệm điện cho trẻ em nếu trẻ ngủ riêng, tránh trường hợp trẻ nghịch điều chỉnh nhiệt độ cao gây bỏng.

Không nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức quá cao tránh việc vô ý bị bỏng, đặc biệt trong trường hợp có trẻ em ngủ chung.

Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Thủ phạm chính là vật dụng được cho là 'cứu tinh ngày rét' của nhiều gia đình - 3

Không tự ý tháo lắp và sửa chữa chăn điện

Nếu chăn gặp trục trặc, tuyệt đối không tự ý tháo sửa, hãy liên hệ với đại lý phân phối mà bạn đã mua trước đó để được giúp đỡ.

Ngắt khỏi nguồn điện khỏi chăn điện khi không sử dụng

Khi không có nhu cầu sử dụng chăn, bạn nên rút ổ cắm ra khỏi nguồn điện để tránh cho bộ phận chịu nhiệt bị ảnh hưởng vì quá tải.

Khi chăn điện đã đủ ấm, bạn nên rút công tắc điện, không nên để điện qua đêm.

Vệ sinh và bảo quản chăn điện đúng cách

- Phần dây nguồn bảng điều khiển của chăn điện có thể tháo rời để bạn vệ sinh chăn. Chăn điện có thể giặt bằng tay, thậm chí giặt bằng máy giặt, tuy nhiên khuyến cáo nên bỏ qua chế độ vắt, chỉ giặt xong phơi luôn.

- Để đảm bảo hệ thống dây điện bên trong chăn không bị xô lệch và trầy xước, bạn nên sử dụng một chiếc ga mỏng trải lên trên bề mặt chăn để hạn chế tối đa việc giặt chăn điện.

- Để đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả cũng như độ bền của chăn, bạn nên hạn chế việc giặt chăn điện thường xuyên, chỉ giặt chăn trong trường hợp thực sự cần thiết.

- Sau khi giặt chăn, cần để cho chăn khô hẳn mới được sử dụng.

- Khi thời tiết chuyển mùa nóng, nếu không sử dụng chăn bạn hãy bỏ vào một túi nilon bọc riêng, để nơi khô ráo thoáng mát.

PN (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật