Cậu bé 4 tuổi qua đời vì bà cho ăn trứng sai cách
Ngày nay, rất nhiều gia đình vì lý do này, lý do khác, nên đã để con cái cho ông bà chăm. Tuy nhiên, ông bà đôi khi thiếu hiểu biết trong việc trong sóc trẻ nhỏ một cách khoa học và yêu thương trẻ một cách mù quáng, nên đã gây nên những sự việc đau lòng.
Dương Dương 4 tuổi được giao cho bà nội chăm sóc vì công việc của bố mẹ quá bận rộn. Dương Dương đối với bà nội chính là một bảo bối, do vậy cậu bé muốn gì đều được nấy. Có lần, bà nội đột nhiên phát hiện Dương Dương thích ăn trứng gà luộc lòng đào (lòng đỏ chưa chín hẳn), bà nội rất vui. Sau đó, bà vội vàng lấy hết giỏ trứng gà trong nhà đem luộc thành trứng lòng đào cho Dương Dương ăn. Phần trứng cháu ăn không hết, bà nội lại cho vào tủ lạnh, mỗi ngày đều lấy ra cho cháu trai ăn.
Tuy nhiên, vài ngày trôi qua, thấy cháu xuất hiện tình trạng ngất xỉu, toàn thân yếu ớt, quá sợ hãi nên bà nội đã vội vàng gọi điện cho bố mẹ cậu bé về đưa Dương Dương đến bệnh viện. Bác sĩ mặc dù đã nỗ lực cấp cứu nhưng không thành công, cuối cùng Dương Dương đã qua đời.
Sau khi bác sĩ tìm hiểu chế độ ăn uống hàng ngày của Dương Dương đã tìm ra nguyên nhân. Do lòng đỏ trứng gà không được nấu chín, cộng với việc để trong tủ lạnh quá lâu, sản sinh lượng lớn vi khuẩn, trong đó tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là khuẩn Salmonella. Khi trứng bị nhiễm khuẩn không màu không mùi, do đó chúng ta không thể phân biệt được bằng mắt thường. Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn này, thông thường từ 8 – 72 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, sốt và toàn thân yếu ớt, không có lực. Khả năng miễn dịch của trẻ thấp nên khi nhiễm loại vi khuẩn này dễ dẫn đến mất mạng.
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, nhưng vạn lần không được cho trẻ ăn bừa bãi. Bác sĩ nhắc nhở, lòng đỏ trứng chưa chín không những không thể cho trẻ ăn, mà trứng gà cũng không thể tùy tiện thêm các thứ khác vào. Do đó, vì lợi ích của trẻ, cha mẹ hãy cho trẻ ăn trứng cẩn thận.
Lượng trứng tiêu thụ phù hợp cho từng độ tuổi ở trẻ
Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, các mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với trứng, nhưng lúc này chỉ nên cho trẻ ăn một ít lòng đỏ trứng gà. Hàm lượng trứng theo độ tuổi cho bé ăn các mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa, 3-4 lần/ tuần.
- Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 quả/ngày.
Cách chế biến trứng phù hợp cho trẻ
Do trứng sau khi đẻ ra thường tiếp xúc với phân và chất thải nên có nhiều vi khuẩn bên ngoài vỏ, thậm chí vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong lòng trắng hay vào cả lòng đỏ nếu trứng không mới; vậy nên để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn trứng thì không nên cho trẻ ăn trứng sống hay chín tái.
Trứng đun quá lâu hay chế biến quá kỹ cũng tạo ra các chất khó tiêu hóa, hấp thu cho trẻ. Tốt nhất là ăn trứng khi vừa chín tới. Muốn vậy, trứng mới lấy ở tủ lạnh ra cần để bên ngoài cho giảm lạnh rồi mới chế biến, khi chế biến cần đun lửa vừa và thời gian vừa đủ. Nhất là khi luộc trứng, để tránh trứng chỉ chín bên ngoài mà chưa chín bên trong. Đặc biệt là không để trứng đã chế biến trong tủ lạnh qua đêm cho trẻ ăn, dễ dẫn đến trứng bị biến chất, nhiễm khuẩn gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Như vậy tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Để bé có thể phát triển toàn diện, ngoài trứng cần bổ sung chế độ ăn uống đa dạng, đủ các nhóm chất như: cá, tôm, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại rau, củ quả, trái cây... để bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo Khánh Ly (Helino)