1. Nên chọn cà phê nguyên chất
Thay vì chọn các loại cà phê có hương vị, chứa nhiều chất hoá học gây hại cho sức khoẻ, bạn nên chọn cà phê nguyên chất.
Tuy loại cà phê này có vị hơi nhạt, khó uống nhưng lại không pha trộn thêm tạp chất, phụ gia thực phẩm. Vì thế, nó hoàn toàn tốt cho sức khoẻ của chúng ta.
Hơn nữa, cà phê nguyên chất được ủ trong môi trường nhiệt độ nhất định nên tạo ra hương vị rất riêng biệt. Nếu uống quen, bạn sẽ cảm thấy nó ngon hơn rất nhiều so với cà phê pha chế sẵn.
2. Hạn chế thêm đường hoặc sữa
Để uống cà phê lành mạnh, tốt cho sức khoẻ, bạn nên hạn chế cho thêm đường hoặc sữa vào trong quá trình pha chế.
Đường và sữa tuy có khả năng làm giảm vị đắng vốn có của cà phê, nhưng lại khiến đường huyết tăng. Điều này không có lợi cho sức khoẻ của chúng ta.
Một mẹo rất hay để giúp giảm bớt vị đắng của cà phê là pha thêm kem tươi whipping cream không chứa đường. Bằng cách làm này, bạn sẽ thưởng thức được một ly cà phê thơm ngon, đảm bảo cho sức khoẻ.
3. Uống 1 ly cà phê mỗi ngày
Mặc dù cà phê giúp chúng ta tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn nhưng uống quá nhiều cà phê sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng cho sức khoẻ như: say cà phê, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, mất ngủ, tim đập nhanh,...
Theo đó, mỗi ngày chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng 400mg cà phê - tương đương với 1 ly cà phê mà thôi!
Đối với những người mắc chứng "nghiện cà phê", có thể chữa trị bằng cách giảm dần số lượng uống.
Ví dụ: bình thường bạn uống 4 - 5 ly/ngày thì nên cố gắng giảm xuống từ từ còn 2 - 3 ly/ngày. Hoặc chia 1 ly lớn thành 2 - 3 ly nhỏ để uống dần trong ngày. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được cảm giác "thèm cà phê" mỗi khi đến khung giờ uống quen thuộc.
4. Thêm sữa hạt
Để giảm lượng calo, chất béo và đường trong tách cà phê của bạn, thay vì cho vào sữa nguyên chất, có thể có tới 150 calo và 8 gram chất béo, hãy chọn sữa hạt.
Sữa hạnh nhân là một trong những loại sữa thay thế tốt nhất vì chứa nhiều canxi, vitamin A và vitamin D hơn sữa nguyên chất thông thường. Hơn nữa, sữa hạnh nhân có ít calo hơn nhiều, thường chỉ khoảng 30 calo, ít chất béo và không có đường.
Tất nhiên bạn có thể thêm vào tách cà phê của mình sữa đậu nành, sữa dừa và sữa tách béo, nhưng để ưu tiên cho sức khỏe, bạn nên chọn sữa hạnh nhân.
5. Thêm quế
Hầu hết chúng ta thích uống cà phê hơi ngọt một chút. Tuy nhiên, hãy cố gắng bỏ qua kem, sữa hoặc đường.
Có một cách thú vị để thưởng thức cà phê đậm đà hương vị là chỉ cần thêm một thìa quế.
Cả cà phê và quế đều có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, quế còn là chất ngăn chặn sự thèm ăn. Vì vậy, thử thêm một chút bột quế vào tách cà phê của bạn để thúc đẩy quá trình giảm cân.
6. Thêm ca cao
Đây có vẻ là một mẹo nhỏ, nhưng thực sự hiệu quả! Ca cao rất giàu polyphenol, có thể làm giảm viêm và hỗ trợ cân bằng mức mỡ trong máu.
Bột ca cao cũng có thể giúp giảm huyết áp và duy trì mức đường huyết lành mạnh.
Nói chung, ca cao có nhiều lợi ích sức khỏe khiến bạn ngạc nhiên! Vì vậy, hãy thử thêm một thìa cà phê bột ca cao không đường vào ly cà phê của bạn.
7. Pha cà phê bằng bộ lọc giấy
Uống cà phê được pha từ bộ lọc giấy là tốt nhất cho sức khỏe. Cà phê chưa lọc có chứa các chất làm tăng lượng cholesterol trong máu. Theo Dag Thelle, Giáo sư cấp cao thuộc khoa y tế cộng đồng và sức khỏe cộng đồng của Đại học Gothenburg (Thụy Điển), sử dụng bộ lọc bằng giấy sẽ loại bỏ những thứ này và giảm nguy cơ đau tim và tử vong sớm.
8. Uống cà phê sau bữa ăn
Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng sớm, khi bụng chưa có thức ăn lót dạ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ bởi cà phê có tính axit, làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây ra các căn bệnh về đường ruột.
Hơn nữa, caffeine có trong cà phê có thể gây mất cân bằng đường huyết, tăng cảm giác thèm đường nếu bạn uống vào lúc đói.
Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên uống cà phê sau bữa sáng và bữa trưa.
Hạn chế uống sau bữa tối vì sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.
PN (Nguoiduatin.vn)