Mặc dù khói bếp độc hại như vậy nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một hành động hay nỗ lực hợp tác quốc tế nào thực sự mang lại hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cũng như giảm bớt số lượng người sử dụng loại bếp này.
Hơn nữa để thực hiện hiệu quả vấn đề này, ngoài nỗ lực của các tổ chức, chính phủ thì thái độ hợp tác của người dân là rất quan trọng, thậm chí còn mang tính quyết định.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết khi nấu ăn sẽ dùng chất đốt như than, chất đốt sinh khối, rơm, củi, dầu tạo ra khói. Phụ nữ tiếp xúc thường xuyên với khói từ nấu ăn sẽ âm thầm mắc các bệnh của hô hấp như bệnh viêm tắc nghẽn phổi mãn tính.
Những đứa trẻ sống trong môi trường cha mẹ nấu ăn nhiều thường sẽ gây ra bệnh lý viêm phổi nhiều hơn do khói đi vào cơ thể gây viêm phổi. Đứa trẻ thường xuyên hít phải khói bếp có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp cao gấp 2-3 lần so với trẻ được sống trong môi trường không khí trong lành.
Trong khi đó, tỉ lệ này ở phụ nữ là 4 lần. Ngoài ra, khói bếp cũng là thủ phạm gây ra các bệnh hen, lao, đục thủy tinh thể và sinh con nhẹ cân.
Ngoài ra thấy rằng nấu ăn trong môi trường mịt mù khói thì các hạt kích thước PM 2.5 do chất đốt sinh khối gây ra. Hạt bụi này khi ta hút phải không chỉ gây viêm phổi mà vi hạt còn xuyên qua mạch máu đi vào các cơ thể khác.
Theo nghiên cứu, trong khói bếp có rất nhiều hóa chất độc hại đối với hệ thống miễn dịch và hệ thống hô hấp trên của cơ thể như carbone monocide, hydrocarbone, oxide niter, formaldehyde, benzen và muội khói...
TS Vinh cho biết những người phải tiếp xúc thường xuyên với khói nhà bếp, khói từ củi, lửa thì các hạt bụi từ khói bếp sẽ cắm sâu vào niêm mạc cơ quan hô hấp gây nên một loạt bệnh về hô hấp như: viêm phế quản mạn tính, làm hạn chế không khí do hẹp đường thở, xơ hóa ống tiểu phế quản,…
Hiện nay việc dùng bếp than vẫn còn khá phổ biến, không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả những khu vực thành thị. Người ta sử dụng bếp than để nấu nướng, để sưởi ấm,...
Không chỉ khói từ đun nấu, khói phát sinh từ quá trình nấu ăn khói từ thức ăn cũng đem lại nguy cơ, đặc biệt khi nấu ăn ở 60 độ C dầu ăn sẽ quá trình oxy hoá. Khói của dầu ăn bốc lên có đặc tính cay nồng, độc tính mạnh hơn ở 200 độ C khi dầu bốc lửa. Ngoài ra, khói bốc ra từ dầu ở món nướng cũng độc hại cho sức khoẻ.
Những làn khói từ nấu nướng khỏi đó mùi có thể thơm, không màu nhưng không phải an toàn tuyệt đối vì một số thức ăn bốc khói có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người hít vào.
Ở Trung Quốc phụ nữ ít thuốc lá nhưng tỷ lệ ung thư phổi rất cao. Ở một số nước có tỷ lệ người Hoa sinh sống nhiều như Singapore, Thái Lan, tỷ lệ phụ nữ không hút thuốc nhưng lại bị bệnh viêm phổi tắc nghẽn, ung thư phổi cao.
Người ta nghiên cứu và chỉ ra rằng cách nấu ăn của người Hoa chiên xào ở nhiệt độ cao là tác nhân gây nên tỷ lệ ung thư cao.
Người ta nghiên cứu thêm các chất bay hơi từ dầu ăn quá nóng, thức ăn chiên, các axit amin biến đổi tạo thành các chất sinh ung. Dù ta không nhìn thấy nhưng nó đã bốc lên cùng hơi khói trong bữa ăn tiềm ẩn nguy hại cho người trực tiếp nấu.
Để đảm bảo an toàn khi nấu nướng, TS Vinh khuyến cáo không nên nấu nhiệt độ quá lớn, xây phòng bếp thoáng, có thể đặt cây hoa, cây cảnh ở khu vực bếp để hút khí.
Trong bối cảnh đối diện với nguy cơ gây bệnh thì hạn chế nguy cơ gây bệnh từ chính gia đình của mình cũng là biện pháp hữu hiệu.
Theo Ngọc Anh (Pháp Luật & Bạn Đọc)