Mới đây, tại Trung Quốc, một người phụ nữ 36 tuổi tên Ngô Diễm đã đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Chị Ngô ở nhà làm nội trợ, đã có chồng và một con trai. Khoảng vài tháng trước, chị có dấu hiệu sụt cân nhanh, chán ăn, thỉnh thoảng bị đau dạ dày. Chị cho rằng nguyên nhân hình thành bệnh là do sở thích ăn thực phẩm cay nóng. Do đó mỗi khi xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, chị không đến khám bác sĩ mà sẽ tự điều trị bằng 2 viên thuốc giảm đau tại nhà.
Vào một buổi tối, sau khi ăn cơm, chị cảm thấy bụng hơi khó chịu nên tiếp tục dùng thuốc giảm đau, thế nhưng tình hình bệnh không tiến triển. Sau một tiếng đồng hồ, bụng chị Ngô bắt đầu đau lại, kể cả khi đi ngủ thì cơn đau vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên, do ngại làm phiền chồng nên chị đã cố chịu đựng cơn đau cho đến sáng ngày hôm sau.
Rạng sáng, cơn đau trở nên trầm trọng hơn, cuối cùng đến khi không thể chịu nổi nữa, chị đã được chồng đưa đến bệnh viện kiểm tra. Sau một tiếng đồng hồ thực hiện nhiều phương pháp siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị Ngô bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Các bác sĩ đã tìm hiểu nguyên nhân, kết luận rằng, chính thói quen bảo quản 2 loại thực phẩm này trong tủ lạnh là nguyên nhân gây bệnh của chị Ngô Diễm.
2 loại thực phẩm gây ung thư mà chị Ngô thường “cất giữ” trong tủ lạnh
1. Thức ăn thừa
Như nhiều gia đình, chị Ngô có thói quen cất phần thức ăn chưa dùng hết vào tủ lạnh và ăn đi ăn lại trong nhiều ngày tiếp theo. Theo thời gian, giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ dần mất đi, thậm chí chúng sẽ trở thành nơi sinh sản của một số vi khuẩn, virus có hại. Khi đi vào cơ thể, các loại vi khuẩn, virus này sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Ngoài ra, một số món ăn như rau luộc, hải sản... để lâu trong tủ lạnh sẽ sinh ra một chất có hại là nitrit, sau khi ăn vào sẽ tăng khả năng bị ung thư dạ dày.
2. Thực phẩm mua sẵn trong siêu thị và ăn cho cả tuần
Theo chia sẻ của chị Ngô Diễm: Vào buổi sáng chị thường phải đưa con đi học, không có thời gian nấu bữa sáng nên chị lựa chọn mua bánh mì có sẵn trong siêu thị. Mua một lần và dùng cho cả tuần. Chị thường bảo quản loại bánh mì này trong tủ lạnh, trên đường đi làm thì sẽ mang ra ăn luôn.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm bảo quản lâu trong siêu thị, nếu mang về cất trữ trong tủ lạnh sẽ dễ bị mốc, sản sinh ra một lượng lớn chất gây ung thư như aflatoxin. Nếu đánh giá bằng mắt thường sẽ thấy thực phẩm vẫn tươi ngon, nhưng thực chất chúng đã chứa nhiều độc tính, gây hại cho sức khỏe dạ dày, tệ hơn là gây bệnh ung thư dạ dày.
4 dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày
Đau bụng
Bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng không rõ lý do. Người bệnh thường bị đau ở vùng hõm ức, đau nhẹ, có thể chịu được và không liên quan đến việc ăn uống thiếu khoa học. Người cao tuổi thường cảm nhận cơn đau chậm hơn nên dấu hiệu của bệnh thường là các cơn căng tức bụng.
Đầy bụng
Bệnh nhân gặp chứng đầy bụng trên, cảm giác khó chịu đi kèm với ợ hơi, tăng nồng độ axit pantothenic, buồn nôn, nôn… Biểu hiện rõ rệt nhất là khi ăn, người bệnh thường cảm thấy no dù chỉ tiêu thụ một lượng thức ăn nhỏ, không còn muốn ăn tiếp.
Chán ăn, sụt cân, khó tiêu
Những biểu hiện như chán ăn, cân nặng giảm nhanh, trào ngược axit, ợ hơi, khó tiêu… là những triệu chứng thường gặp của người có vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Nôn ra máu
Một số ít bệnh nhân ung thư dạ dày có thể nôn ra máu hoặc tiểu ra máu trong giai đoạn đầu. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ xung quanh đã bị các tế bào ung thư làm tổn thương.
Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu tương tự với triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa thông thường, chẳng hạn như khó tiêu, viêm dạ dày, loét dạ dày… Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh thường dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, tâm lý chủ quan, chỉ đi khám bệnh khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Duy trì 2 thói quen này mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe dạ dày
Chú ý đến chế độ ăn uống
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương dạ dày chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên, duy trì việc ăn uống lành mạnh không những đem lại ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe dạ dày mà còn phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.
Hàng ngày, bạn nên ăn đều đặn ngày 3 bữa, ăn đúng giờ. Tránh dùng các thực phẩm dễ gây tổn thương cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, rượu. Bổ sung thực phẩm có lợi cho dạ dày như tỏi, nấm và các thực phẩm từ nấm, đậu phụ, mầm cải xanh, hành tây, cà chua, cà rốt, súp lơ, trứng, sữa, pho mát và các chế phẩm từ sữa.
Tập thể thao
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên nghỉ ngơi vài phút rồi thực hiện các bài tập nhẹ chẳng hạn như đi dạo ngoài trời, thực hiện các bài tập ngồi xổm… Điều này có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột, giảm bớt gánh nặng lên dạ dày.
Ngoài ra, duy trì cân nặng ổn định, luyện tập thể thao mỗi ngày cũng là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư dạ dày.
Theo Đỗ Đỗ (Trí Thức Trẻ)