Ăn tỏi cần chú ý chi tiết nhỏ này, tránh ngay 6 sai lầm đáng tiếc kẻo rước họa vào thân

01/09/2021 10:07:02

Nhiều người do không biết thường chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, sau khi đập dập tỏi cần để tối đa 10-15 phút mới nên ăn hoặc chế biến.

Tỏi từ lâu được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi các phành phần trong tỏi có tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng và phòng chống nhiều loại ung thư như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Để phát huy công dụng, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần ăn tỏi đúng cách nếu không sẽ phá hủy hết công dụng vốn có của nó.

Ăn tỏi cần chú ý chi tiết nhỏ này, tránh ngay 6 sai lầm đáng tiếc kẻo rước họa vào thân
Ảnh minh họa

Tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín cùng thức ăn. Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút sau đó mới mang ra ăn hoặc chế biến. Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi.

Các chuyên gia khuyến cáo, mặc dù tỏi tốt, nhưng không ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Tốt nhất, với những người bình thường mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ. Tỏi băm nhuyễn, nếu nấu chín chỉ bảo tồn được 60% tác dụng dược lý, vì vậy nếu dùng tỏi làm thuốc trị bệnh thì không nên nấu chín.

6 điều nhất định phải cần tránh khi ăn tỏi

Không ăn tỏi để lâu

Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.

Ăn tỏi cần chú ý chi tiết nhỏ này, tránh ngay 6 sai lầm đáng tiếc kẻo rước họa vào thân - 1
Ảnh minh họa

Không ăn thường xuyên, liên tục

Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.

Không ăn tỏi lúc đang đói

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác sẽ tổn thương dạ dày và đường tiêu hóa nghiêm trọng. Vì tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh gây đau nhiều hơn.

Không ăn khi đang uống thuốc

Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Hạn chế ăn khi sức đề kháng yếu

Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

Người bệnh gan, thận không nên ăn

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay… không thích hợp với người mắc bệnh gan, thận hoặc đang mắc các bệnh nặng phải dùng thuốc. Với những người này nếu ăn nhiều đồ cay nóng như tỏi có thể làm cho bệnh cũ tái phát, làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Theo M.H (Giadinh.net.vn)