Lò vi sóng là thiết bị gia dụng khá quen thuộc và hữu ích trong căn bếp hiện đại của mỗi gia đình. Tuy nhiên để sử dụng và bảo quản sản phẩm này sao cho phát huy tối đa công dụng mà vẫn an toàn, bạn cần lưu ý một số thực phẩm, vật dụng tuyệt đối không nên bỏ vào lò vi sóng như sau:
1. Hoa quả tươi/khô
Một số loại trái cây như táo hoặc chuối sẽ bị mất hương vị và biến dạng nếu dùng trong lò vi sóng. Đối với nho tươi cũng vậy, khi gặp nhiệt sẽ sinh ra lửa và gây cháy nổ trong lò vi sóng. Những loại trái cây đã sấy khô cũng sẽ bốc khói trong lò gây nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần tránh không sử dụng những loại thực phẩm này với lò vi sóng.
2. Hộp giấy có thành phần kim loại
Các loại bao bì, hộp giấy có thành phần kim loại như quai cầm, nút bấm nếu bỏ vào lò vi sóng có thể phát ra tia lửa gây cháy nổ và làm hỏng lò vĩnh viễn.
3. Vật dụng có bọc giấy nhôm, kim loại
Bất kỳ vật dụng nào có chứa kim loại, giấy lá nhôm, hay loại đĩa được mạ kim loại ở các góc đều sẽ làm hỏng lò vi sóng của bạn. Nguyên tắc sử dụng lò vi sóng là không dùng với kim loại. Các tấm kim loại mỏng như lá nhôm dễ gây nguy hiểm vì nó có thể cản nhiệt trong lò, thức ăn bên trong không nóng mà lại dễ gây cháy lò.
4. Hộp xốp, hộp nhựa
Các loại hộp xốp, hộp nhựa là một dạng từ nhựa tổng hợp, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ biến dạng, giải phóng các chất hóa học gây hại cho sức khỏe và lò vi sóng. Một số loại hộp được nhà sản xuất ghi chú là an toàn khi dùng với lò vi sóng nhưng việc hạn chế cho đồ nhựa vào lò vẫn là việc nên làm.
5. Trứng tươi
Khi lò vi sóng hoạt động sẽ tạo ra hơi nóng khá nhanh. Hơi nước sẽ hình thành bên trong lớp vỏ trứng mà không có chỗ thoát, và trứng sẽ nổ. Việc này không làm hỏng lò nhưng bạn sẽ phải mất thời gian để dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ sau khi quả trứng bị nổ bắn ra bên ngoài.
Nếu bạn vẫn muốn làm trứng chín bằng lò vi sóng, vậy hãy chọc 1 lỗ nhỏ phía trên đầu quả trứng để hơi nước thoát ra ngoài.
6. Cốc, bình giữ nhiệt
Một số loại cốc, bình được ghi chú là an toàn khi dùng với lò vi sóng do chúng được thiết kế tránh sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, các loại cốc, bình giữ nhiệt có lớp vỏ bình dày sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc với chất lỏng bên trong. Thậm chí chúng còn có thành phẩn thép không gỉ gây nguy hiểm khi đưa vào lò.
7. Thịt đông lạnh
Thịt đông lạnh khi dùng với lò sóng sẽ chín không đều do thịt đã đông từ sâu bên trong. Thịt có thể chín bên ngoài nhưng bên trong thì vẫn sống hoặc đông cứng.
8. Bát, đĩa cổ
Một số đồ cổ sản xuất trước những năm 1960 có thể phóng xạ khi tiếp xúc với lò vi sóng. Chúng có thể được tráng qua chì và các kim loại nặng.
9. Túi giấy nâu
Sử dụng túi giấy trong lò vi sóng vừa mất vệ sinh lại vừa dễ gây cháy do nhiệt độ cao bên trong lò tác động.
Theo Thu Phương (Soha/Trí Thức Trẻ)