Gan giữ nhiều chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ gan bằng cách sống lành mạnh và ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, đồng thời tránh những thói quen gây hại cho cơ quan này.
Thực tế, có những thói quen quen thuộc hàng ngày có thể tác động xấu đến sức khỏe gan mà chúng ta không hề hay biết. Sau đây là một số điều bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình.
1. Uống nước ngọt có ga
Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Nước ngọt có ga là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên loại đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao.
Đồ uống có ga khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, khiến tình trạng tăng men gan càng nặng hơn. Đây là những loại đồ uống có thể chứa nhiều chất kích thích, có thể chứa etanol gây ra hủy hoại các tế bào gan khiến cho lượng men gan tăng cao. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về gan, nếu thường xuyên sử dụng đồ uống này có thể gây ra béo phì và đẩy nhanh quá trình ung thư gan.
2. Ăn mặn hại gan
Muối từ lâu đã là gia vị không thế thiếu trong các món ăn hàng ngày đồng thời muối rất cần cho cơ thể. Tuy nhiên, muối khi được sử dụng quá nhiều lại gây ra những tác hại không phải ai cũng biết, đặc biệt là với người gan yếu, mắc các bệnh lý về gan.
Thói quen ăn mặn (quá 10-15 g muối/ngày với người lớn và 3-5 g muối/ngày với trẻ nhỏ) có hại cho gan vì lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.
Ngoài ra những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, và tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống và thậm chí cả từ các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng muối cao để giảm phù nề và giảm nguy cơ về tim mạch.
Đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan đã bị phù nề thì việc giảm lượng muối là cực kỳ cần thiết. Nếu trong giai đoạn này mà người bệnh vẫn ăn mặn thì nguy cơ biến chứng xảy ra là rất cao và gây tử vong ở người bệnh.
3. Dùng thuốc giảm đau và các loại thuốc khác
Gan chuyển hóa nhiều loại thuốc. Một số loại thuốc có thể dễ dàng vượt quá ngưỡng dung nạp an toàn của gan và gây tổn thương gan đáng kể, bao gồm:
- Thuốc giảm đau có chứa acetaminophen, paracetamol và narcotics
- Thuốc ngủ
- Thuốc kích thích/ thuốc cho bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) như ritalin, amphetamine
- Cocain, cần sa và thuốc lắc
- Tiêm chích ma túy
Khi sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác, điều cần thiết là phải kiểm tra liều lượng quy định của từng loại thuốc và tổng liều lượng sao cho không vượt quá mức yêu cầu. Bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
4. Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa có nguồn gốc từ nhiều loại thịt động vật, bao gồm thịt bò, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa. Các chất béo chuyển hóa này cũng có trong thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói.
Do gan không thể dung nạp chất béo chuyển hóa, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và tích tụ chất béo xung quanh gan, cuối cùng dẫn đến xơ gan hoặc chết tế bào gan.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gan nhiễm mỡ và sa sút trí tuệ. Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm này một cách điều độ.
5. Uống nhiều rượu, bia hại gan
Có nhiều lý do khiến nam giới thường xuyên uống bia, rượu, thậm chí còn lạm dụng các thức uống có cồn. Trong khi đó rượu bia có hại cho gan, khoảng hơn 90% rượu, bia khi vào cơ thể là gan phải chuyển hóa. Khi gan tiếp nhận chất độc từ rượu, bia sẽ ảnh hưởng ngay đến các hoạt động khác của cơ thể.
Một chuyên gia nghiên cứu bệnh gan cho biết, uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng thanh lọc huyết dịch của gan làm tăng độc tố trong cơ thể, dẫn đến tổn thương gan và gây ra rất nhiều bệnh.
Ngoài ra, uống quá nhiều rượu còn dẫn đến trúng độc gan, viêm gan. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn dễ dẫn đến xơ gan. Theo các chuyên gia tính toán, nếu mỗi ngày uống rượu nồng độ qua quá 2 ly (25ml) là sẽ làm tổn hại đến gan.
Đã biết đến những "tên sát thủ" trên mọi người hãy tự điều chỉnh cho mình có một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe không chỉ cho gan mà cho toàn cơ thể.
6. Căng thẳng
Căng thẳng có liên quan đến nồng độ Cortisol cao, gây ra nhiều tổn thương cho gan. Căng thẳng cũng là một yếu tố nguy cơ được công nhận đối với bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa vì nó bắt đầu một loạt các phản ứng sinh học và hành vi phức tạp. Sau đó, điều này sẽ dẫn đến việc kích hoạt Trục hạ đồi-tuyến yên-vỏ thượng thận và kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng Epinephrine, Cortisol và Cytokine gây viêm. Tất cả đều có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Hơn nữa, căng thẳng có thể khiến bạn tìm cách đối phó không lành mạnh như uống rượu, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng xấu đến gan.
7. Ngủ không đủ giấc không tốt cho gan
Hiện nay, rất nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi đêm nên rất dễ gây ra bệnh gan. Nguyên nhân là trong quá trình ngủ, cơ thể đi vào quy trình phục hồi sức khỏe, thường xuyên thức đêm sẽ dẫn đến ngủ không đủ giấc, sức đề kháng của cơ thể giảm và sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khỏe ban đêm của gan.
Những người đã bị mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm thì bệnh sẽ càng nặng. Một chuyên gia của Hiệp hội giấc ngủ của Mỹ cho biết, những người ngủ muộn nên cố gắng điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi, tốt nhất mỗi tối nên ngủ trước 23h, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng, để cho gan có thời gian bài trừ độc tố và đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
8. Lối sống ít vận động
Hoạt động thể chất cũng quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiều bệnh mạn tính. Vì vậy, bạn nên hoạt động thể chất hàng ngày. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể do lười vận động hoặc ít vận động.
Cách cải thiện sức khỏe gan
- Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng này cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.
- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.
- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.
- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.
- Không lạm dụng thuốc, phải sử dụng thuốc đúng chỉ định cần tân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
- Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cân tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
PN (Nguoiduatin.vn)