Có rất nhiều thói quen xấu sau khi thức dậy "vô tình" là thủ phạm gây ra sự mệt mỏi cho bạn suốt cả ngày.
1. Đi vệ sinh
Trong khi ngủ, quá trình trao đổi chất của cơ thể và nhịp tim chậm hơn bình thường, huyết áp bị hạ xuống, và tất cả các chức năng sinh lý đều chậm lại. Tại thời điểm mới thức dậy, cơ thể chưa kịp “tỉnh ngủ”, nếu bạn đi vệ sinh ngay thì bàng quang sẽ bị làm trống đột ngột, dễ dẫn đến hạ huyết áp, máu lên não chậm, gây nguy hiểm về lâu dài.
Ngay cả khi buồn tiểu cũng đừng đứng dậy và đi vệ sinh ngay lập tức, hãy cố gắng từ từ thức dậy, ngồi trên giường trong vài phút, sau đó hãy nghĩ tới việc "giải quyết nỗi buồn".
2. Hoạt động tay chân
Sau khi thức dậy, phải mất một quá trình để cơ thể chuyển từ trạng thái "ngủ" sang trạng thái "thức". Nếu bạn ngay lập tức vận động cơ thể chưa kịp thích nghi, lưu lượng máu chậm, không thể cung cấp oxy kịp thời cho não, dễ bị chóng mặt, hoa mắt, người cao tuổi dễ bị tai biến tim mạch và mạch máu não gây ra đột quỵ.
Đừng vội vã dậy sau khi thức dậy, bạn có thể thực hiện các động tác sau để giúp cơ thể và đầu óc tỉnh táo:
Trước hết, xoa hay bàn tay tay nóng lên sau đó xoa bóp các vùng sau đầu, cổ, lặp lại 20 lần. Thứ hai, cũng với hai bàn tay ấm chà vào lòng bàn chân.
3. Làm việc
Có một số người “tham công tiếc việc”, khi thức dậy thường ngay lập tức ngồi vào bàn làm việc. Tuy nhiên, việc thiếu cung cấp máu cho não vào thời điểm này không chỉ dẫn đến hiệu quả công việc thấp, mà còn gây mệt mỏi.
Khi bạn tỉnh dậy, tốt nhất là nằm trên giường, suy nghĩ về kế hoạch trong ngày, và để cho cơ bắp và máu đang "nghỉ ngơi" từ từ "tỉnh táo". Sau khi cảm thấy cơ thể thật sự sẵn sàng, thoải mái hãy nghĩ đến những công việc dang dở.
4. Tập thể dục buổi sáng quá sức
Nhiều nghiên cứu cho biết việc tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên, điều này sẽ phản tác dụng nếu bạn chọn những bài tập tập có cường độ quá mạnh như chạy, nhảy dây, nâng tạ…
Bài tập quá sức sau khi cơ thể mới thức dậy có thể làm gián đoạn nhịp tim tự trị, khiến bạn luôn trong tâm thế bồn chồn, lo lắng. Người trung niên và cao tuổi cũng dễ bị các trường hợp khẩn cấp tim mạch và mạch máu não như nhồi máu cơ tim.
5. Ăn uống
Vào buổi sáng, dạ dày đang trong tình trạng “ngái ngủ” và phải mất mười phút đến nửa tiếng quay về guồng hoạt động thông thường. Lúc này lượng nước bọt và dịch vị dạ dày hoạt động rất uể oải, chưa tiết ra đủ để tiêu hóa bữa ăn sáng.
Vậy khi thức giấc, bạn nên uống một ly nước và ăn sáng sau khi đã dậy được ít nhất 30 phút. Ly nước này không chỉ bổ sung nước bị mất trong giấc ngủ, tăng dịch vị tiêu hóa, mà còn thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa các tai nạn tim mạch.
6. Dọn giường
Theo một nghiên cứu của Đại học Kingston ở Anh Quốc, ngay cả trong một phòng ngủ được dọn dẹp thường xuyên cũng có ít nhất 15 triệu ve bụi trong chăn trên mỗi chiếc giường.
Bởi vì bụi trong phòng dễ dàng tồn tại trong chăn gối xếp chồng lên nhau - một môi trường bảo vệ nhiệt độ và mồ hôi của cơ thể, do đó tạo ra một điều kiện sống lý tưởng cho ve bụi và nhiều loại vi khuẩn khác.
Ngoài ra, người ta thải ra một lượng lớn khí thải khi ngủ ban đêm, bao gồm 149 loại hóa chất như carbon dioxide, và khoảng 150 loại chất bốc hơi từ mồ hôi, và những chất này được hấp thụ trên chính chiếc chăn bạn đắp.
Nếu bạn muốn gập gọn gàng chăn gối ngay khi rời giường thì đã gián tiếp khiến những chất độc hại đó tích lũy trong chăn ga gối và hấp thụ lại vào cơ thể.
Giải pháp: Đừng xếp chồng và dọn dẹp giường ngay lập tức sau khi thức dậy, hãy lật chăn lại, mở cửa sổ để thông gió và gấp chăn sau đó từ 15 - 30 phút.
7. Không mở cửa sổ
Khi ngủ trong căn phòng đóng kín, lượng khí carbon dioxide cơ thể thải ra sẽ tích tụ trong phòng kín. Nhiều người không chú ý đến việc này nên thường xuyên để phòng ngủ kín cửa.
Nếu không muốn cơ thể mỏi mệt, uể oải sau khi tỉnh giấc, bạn hãy mở cửa sổ, để ánh sáng mặt trời chiếu vào, hít căng lồng ngực một vài ngụm không khí trong lành để cung cấp đủ oxy cho não, tạo tín hiệu sinh học có lợi cho cơ thể.
Theo An An (VietNamNet)