1. Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đổ thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt đang sôi sùng sục. Thực tế, cách làm này lại làm cho món thịt luộc giảm dinh dưỡng đi đáng kể.
Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc sẽ khiến các protein và chất béo trong thịt bị kết tủa, làm thịt co lại, cứng hơn bình thường.
Thực tế cách làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm cho miếng thịt không ngon và mất chất.
2. Chần thịt bằng nước sôi để loại bỏ hóa chất là sai lầm tai hại
Ngày nay nhiều gia đình có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua thịt nhằm loại bỏ các hóa chất, tạp chất có trong thịt, hải sản song cách làm này chưa đúng.
Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
3. Nấu thịt khi chưa được rã đông
Thịt chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu, cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều.
Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.
Thịt sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Bọc kín thịt trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi. Bạn có thể cho thịt vào hộp đóng kín lại rồi để ngăn mát tủ lạnh rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
4. Luộc thịt heo quá kỹ
Chúng ta thường có quan niệm là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.
Theo thống kê trong cuộc sống hiện đại, ô nhiễm công nghiệp là nguyên nhân gây ra ung thư chiếm đến 50%, còn lại ảnh hưởng từ ăn uống cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, con số này là 35%.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
5. Chế biến thịt trong dầu nóng
Thịt lợn thường được người Việt chế biến thành món chiên, xào rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người thường đợi dầu nóng già, bốc khói thì mới cho thịt vào, lúc này nhiệt độ của dầu có thể lên tới 2000 độ C, không chỉ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm mà còn sản sinh ra chất peroxide - loại chất gây ung thư .
Tốt nhất các gia đình nên làm cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến là cho thịt lợn vào chế biến.
6. Dùng chung thớt, dao cho thịt sống và chín
Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải, nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.
Hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...
PN (Nguoiduatin.vn)