5 sai lầm dễ mắc nhất khiến thớt thành 'ổ vi khuẩn' gây bệnh rất nguy hại mà bạn không biết

27/03/2020 11:35:12

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà nhiều bà nội trợ vô tình bỏ quên.

Dù thường xuyên sử dụng chiếc thớt trong nấu nướng, nhưng ít ai quan tâm đến việc phải dùng thế nào cho đúng cách. Nhiều người không lường hết được những nguy hiểm rình rập, có thể hủy hoại sức khỏe cả gia đình bạn nếu thường xuyên dùng thớt sai cách.

5 sai lầm dễ mắc nhất khiến thớt thành 'ổ vi khuẩn' gây bệnh rất nguy hại mà bạn không biết
Tuyệt đối không dùng thớt nứt để chế biến thức ăn. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Nếu không vệ sinh đúng cách, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất. Nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Hơn nữa, Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, các bàn nội trợ cần vệ sinh thớt theo cách sau:

5 sai lầm dễ mắc nhất khiến thớt thành 'ổ vi khuẩn' gây bệnh rất nguy hại mà bạn không biết - 1
Rửa sạch thớt thường xuyên bằng bàn chải cứng và nước sạch để phòng bệnh. Ảnh minh họa

- Rửa sạch thớt thường xuyên bằng bàn chải cứng và nước sạch, sau đó chần qua thớt bằng nước sôi và để khô dưới ánh nắng mặt trời.

- Sau khi sử dụng thớt, đặc biệt sau khi băm thịt, cạo sạch cặn thức ăn còn sót lại trên bề mặt, rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối với nồng độ khoảng 15% trong hai giờ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng.

- Không nên vệ sinh thớt bằng chất tẩy rửa, vì dung dịch tẩy rửa sẽ thấm vào thớt, điều này sẽ dễ sản sinh nấm mốc và khiến thực phẩm sẽ bị nhiễm hóa chất khi chế biến.

Ngoài ra, khi sử dụng thớt tránh những điều sau đây:

Không dùng thớt kém chất lượng

Dùng thớt gỗ kém chất lượng nguy cơ bị nứt, cong vênh và rất nhiều mùn. Ngoài ra, khi dùng thớt chất lượng không đảm bảo để cắt thức ăn thì nước, thực phẩm sẽ dễ đi theo thớ gỗ, thẩm thấu sâu vào bên trong, khó làm sạch. Nếu bạn tiếp tục cắt thức ăn thì các mùn gỗ sẽ bong lên, trộn lẫn vào thực phẩm sạch, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.

5 sai lầm dễ mắc nhất khiến thớt thành 'ổ vi khuẩn' gây bệnh rất nguy hại mà bạn không biết - 2
Dùng thớt kém chất lượng, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Ảnh minh họa

Không sử dụng 2 mặt thớt

Hầu hết chúng ta thường sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.

Rửa xong không để thớt nằm ngang

Sau khi sử dụng thớt, nhiều người thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cả nhà bị ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Do đó, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa từ vòi nước ấm hoặc nóng. Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Không thay thớt theo định kỳ

Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Do đó, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay một lần.

Chế biến thức ăn sống, chín trên cùng một chiếc thớt

Nhiều gia đình có thói quen chỉ dùng một chiếc thớt cho mọi mục đích. Sau khi mổ cá xong, rửa sạch rồi băm thịt. Cũng chính chiếc thớt đó dùng để cắt thức ăn chín và cho rằng đã rửa sạch nên vẫn an toàn.

Điều này rất nguy hiểm, vì trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá, cua ốc... đều có nhiều vi trùng, vi sinh vật, vi khuẩn, siêu vi, vi nấm, ký sinh trùng... Khi thức ăn nấu chín, những vi trùng này chết đi. Song, trên chiếc thớt, chúng vẫn còn bám vào kẽ nứt, vết cắt trên bề mặt, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Dù bạn rửa sạch thớt trước khi chế biến thực phẩm chín nhưng không thể loại bỏ hết các vi trùng này.

Theo M.H (Giadinh.net.vn)

Nổi bật