Hàng triệu người đã chết do nhiễm khuẩn cho đến khi chúng ta đã tìm ra một vũ khí tối thượng, chính là chất kháng sinh. Cùng với vaccin, chất kháng sinh đã cách mạng hóa ngành y dược và cứu sống hàng triệu người. Chất kháng sinh nhanh chóng giết đại đa số các vi khuẩn nguy hiểm chỉ chừa lại một nhóm nhỏ sống sót vừa đủ cho hệ miễn dịch sẽ xử lý chúng dễ dàng.
Vi khuẩn là những cỗ máy phức tạp với các quá trình sống diễn ra giúp chúng tồn tại và phát triển. Chất kháng sinh ngăn cản các quá trình này, quá trình này diễn ra các trường hợp như sau:
- Chất kháng sinh can thiệp vào quá trình sinh hóa làm chậm sự phát triển, làm chúng yếu đi và trở nên vô hại.
- Chất kháng sinh tấn công vào DNA ngăn cản chúng nhân đôi khiến vi khuẩn không thể sinh sản.
- Chất kháng sinh giết chết vi khuẩn bằng cách phá hủy lớp màng tế bào bên ngoài khiến các nội bào không còn gì bảo vệ.
- Và một điều cốt lõi là những điều này không hề làm tổn thương tế bào cơ thể.
Vậy siêu vi khuẩn từ đâu mà có?
Nhưng bây giờ, sự tiến hóa làm mọi thứ trở nên phức tạp. Bằng những đột biến ngẫu nhiên, một nhóm nhỏ các vi khuẩn đã tiến hóa để sống sót qua đợt càn quét của kháng sinh. Vi khuẩn tiến hóa để ức chế chất kháng sinh, làm cho các chất đó bị bất hoạt hoặc đẩy các chất kháng sinh ra ngoài trước khi nó kịp tác động vào vi khuẩn.
Đó không phải là điều đáng lo ngại vì một số vi khuẩn kháng thuốc không phải là mối nguy hại lớn vì hệ miễn dịch có thể chăm sóc chúng chu đáo. Nhưng thật nguy hiểm khi để chúng chạy thoát và nhanh chóng truyền tính kháng thuốc ra ngoài môi trường.
Làm cách nào chúng có thể truyền tính kháng thuốc?
Đầu tiên, vi khuẩn có 2 dạng DNA: Nhiễm sắc thể và Plasmid. Chúng có thể truyền các Plasmid này qua thông qua tiếp xúc để trao đổi vật chất di truyền cần thiết. Bằng cách đó, khả năng kháng thuốc có thể truyền đi nhanh chóng. Ngoài ra có một cách khác được gọi là quá trình biến nạp, những vi khuẩn khác loài thu thập những phân tử DNA cần thiết từ các tế bào chết và dần dần trở thành một siêu vi khuẩn - một chủng vi khuẩn kháng lại nhiều chất kháng sinh. Hiện nay đã có nhiều chủng siêu vi khuẩn tồn tại trên thế giới, đặc biệt trong môi trường bệnh viện.
Ngày nay, chúng ta xem loại dược phẩm này như món hàng hóa thay vì sử dụng đúng cách. Điều này dẫn đến hệ lụy là hàng ngàn người vẫn chưa thể tiếp xúc với các chất kháng sinh ở các nước đang phát triển phải đối mặt với các chủng vi khuẩn kháng thuốc từ các nước sử dụng nó bừa bãi. Kháng sinh nên là biện pháp cuối cùng chứ không phải cứ dùng nó chỉ vì cảm lạnh.
Ngày càng có nhiều chủng kháng thuốc hơn vì loài người sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi. Để giảm giá thành sản xuất, nhiều loài động vật được nuôi trong những điều kiện thiếu thốn, chật chội, vệ sinh không tốt, điều này khiến dịch bệnh rất dễ bùng phát. Để đối phó, rất nhiều động vật được cho sử dụng kháng sinh để chúng không bị bệnh. Vì lợi nhuận, chúng ta vô tình tạo ra nhiều chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
Để đối phó với điều này, chúng ta dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau và còn có một vũ khí bí mật: Kháng sinh đặc hiệu. Chúng dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc và có một số luật lệ để tránh tạo ra chủng vi khuẩn kháng loại thuốc kháng sinh này.
Tuy nhiên, cuối năm 2015, một tin đáng sợ từ Trung Quốc là chủng kháng thuốc Colistin - loại kháng sinh đặc hiệu cấp cuối - đã được tìm thấy. Colistin vốn là một loại thuốc cũ và hiếm dùng bởi nó có thể làm hại gan, vì thế rất ít chủng vi khuẩn nào kháng được nó. Nó là dạng kháng sinh cấp cuối để điều trị dứt điểm các dạng nhiễm khuẩn phức tạp trong bệnh viện.
Và việc xuất hiện loại vi khuẩn kháng Colistin là tin rất xấu, vô cùng xấu. Nó phá vỡ hàng rào phòng ngự cuối cùng và đe dọa mạng sống của nhiều người. Tại sao việc này xảy ra? Hàng triệu động vật trong các trang trại lợn ở TQ đã được sử dụng Colistin nhiều năm để kháng khuẩn mà không được quản lý.
Thế nhưng, chúng ta không cần quá hoảng loạn. Vi khuẩn tiến hóa, thì loài người cũng tìm ra nhiều loại kháng sinh mới với công nghệ tiến bộ hằng ngày. Vấn đề thật nghiệm trọng nhưng cuộc chiến vẫn chưa tới hồi kết!
Dung (Nguoiduatin.vn)