5 lưu ý cơ bản mà người 'nghiện' mì tôm cần ghi nhớ để tránh rước họa vào thân

15/12/2022 18:33:51

Mì tôm là món ăn được nhiều người ưa thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh. Song nếu ăn sai cách, về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Với đặc điểm tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng, nhiều người đã chọn mì tôm làm món ăn thường xuyên cho cả gia đình bất chấp việc trong thành phần của nó dư thừa chất béo, muối, đường và các chất phụ gia khác mà ít các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất xơ...

Theo báo cáo của Euromonitor - một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, năm 2021, Việt Nam tiêu thụ khoảng 411.500 tấn mì gói. Như vậy, trung bình mỗi ngày, người Việt dùng hơn 1.127 tấn và chi hơn 84 tỷ đồng cho việc ăn mì gói.

Nhiều người cho biết họ đã "nghiện" mỳ tôm, không ăn thấy nhớ không chịu nổi nên khó mà bỏ được. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại mì tôm quá "nghèo" dinh dưỡng, nếu ăn thường xuyên sẽ ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới sức khỏe.

5 lưu ý cơ bản mà người 'nghiện' mì tôm cần ghi nhớ để tránh rước họa vào thân

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mì tôm vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch, loãng xương.

Để làm giảm tác hại của món ăn này bạn cần ghi nhớ 6 lưu ý cần tránh khi ăn mì tôm sau:

1. Không ăn mì sống

Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.

2. Không uống nhiều nước mì

Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và hạn chế uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.

3. Hạn chế sử dụng gói gia vị

Không thể phủ nhận gói gia vị chính là "linh hồn" của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.

4. Nên chần mì qua nước sôi

Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.

5 lưu ý cơ bản mà người 'nghiện' mì tôm cần ghi nhớ để tránh rước họa vào thân - 1

5. Bổ sung thực phẩm giàu đạm, rau xanh

Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào. Nếu có thể, bạn nên ăn cùng các loại như thịt bò, thịt lợn, tôm và rau xanh để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

6. Không ăn mì trước khi đi ngủ

Hai tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì gói bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì gói không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngũ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.

5 lưu ý cơ bản mà người 'nghiện' mì tôm cần ghi nhớ để tránh rước họa vào thân - 2

Ăn mì tôm đúng cách

- Chỉ nên ăn mì tôm với tần suất vừa phải, không nên ăn quá nhiều hay quá thường xuyên.

- Chần mì qua 1 lần nước sôi để loại bỏ bớt phần chất béo từ dầu chiên. Lấy nước sôi lần 2 pha mì, chỉ nên dùng với khoảng 1/3 gói muối gia vị, còn nếu được nên giảm hoặc bỏ gói dầu gia vị kèm theo (vì nó chứa nhiều phụ gia và chất béo không tốt cho sức khỏe).

- Để giảm tác dụng của các gói gia vị trong gói mì, cũng như tăng thành phần dinh dưỡng trong tô mì thành phẩm, bạn nên nấu mì cùng với các loại rau (nhất là rau xanh) và nếu được nên thêm khoảng 25 - 30 gr chất đạm từ thịt, cá, trứng, tôm...

PN (Nguoiduatin.vn)