5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc

04/11/2022 11:01:20

Ăn trái cây tươi đã tốt, nhưng bạn có biết rằng một số loại quả khi được nấu chín sẽ đem lại công dụng điều trị bệnh, tốt cho cả làn da lẫn vóc dáng?

1. Chuối luộc: Làm đẹp da, trị táo bón

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội): Theo Đông y, chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Ăn chuối bình thường đã tốt, sau khi luộc thì hiệu quả còn tăng thêm bội phần. Sau khi luộc, hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, hàm lượng vitamin, khoáng chất sẽ không biến mất mà thậm chí còn dễ hấp thụ hơn.

Chuối luộc vừa ngon, vừa no lâu. Có tác dụng ức chế sự tích tụ và ngừa sản sinh mỡ. Do đó, phụ nữ nếu kiên trì ăn chuối luộc như một món ăn vặt thì chắc chắn cơ thể không chỉ khỏe lên mà còn giảm cân rõ rệt.

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc

Đem 2-3 quả chuối chín đi luộc. Để cả vỏ luộc chín, sau đó ăn cả vỏ sẽ có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa. Đồng thời trị được cả táo bón lẫn trĩ nội ngoại xuất huyết.

Phụ nữ ăn chuối luộc đều đặn có tác dụng làm đẹp da và dưỡng ẩm cho da. Sở dĩ là vì trong quả chuối có chứa vitamin A, protein, chất chống oxy hoá có thể phục hồi da và đạt được hiệu quả làm đẹp. Việc luộc chuối giúp cho những dinh dưỡng trên dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn.

Thời điểm vàng để ăn chuối luộc là trước bữa ăn trưa và tối 30 phút, hoặc là ăn sau khi tập luyện buổi sáng, như vậy sẽ giúp cơ thể cảm thấy no, giảm nhu cầu thèm ăn và từ đó thúc đẩy giảm cân.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, chuối dù tốt nhưng không nên lạm dụng, không nên ăn quá 2 quả/ngày. Để có món chuối luộc ngon, đảm bảo dinh dưỡng, nên lựa chọn những nải chuối có kích thước nhỏ và trung bình, vỏ ngả vàng, chín già. Khi luộc cũng phải luộc kỹ, thời gian nấu chuối chị em canh khoảng 15-20 phút.

2. Lê hấp gừng đường phèn: Trị ho tiêu đờm

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc - 1

Sử dụng loại quả này để trị ho cho bé vào mùa đông sẽ rất hiệu quả. Cách làm lê hấp gừng đường phèn như sau: Chuẩn bị 2 quả lê, một nhánh gừng dài bằng đốt ngón tay, lượng đường phèn vừa đủ. Lê đem rửa sạch, gọt vỏ, thái lát dạng quân cờ. Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, đem đập giập rồi thái nhỏ. Cho gừng và lê vào chén, thêm đường phèn rồi hấp hoặc chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Để nguội, cho bé dùng. Có thể vớt gừng ra để cho bé dễ uống.

Lương y Bùi Hồng Minh nhận định: "Gừng có tính vị cay, tính nóng dùng tán phong hàn, trị ho, giải cảm, chữa viêm họng rất hiệu quả". Bên cạnh đó, đường phèn cũng hữu ích trong điều trị ho. Do đó rất hữu ích trong các trường hợp viêm phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.

Lê luộc: Dưỡng phổiMùa thu đông, những loại trái cây này nấu chín còn tốt hơn ăn tươi, đặc biệt có lợi cho trẻ - 1

Mùa thu là mùa tốt nhất để dưỡng phổi, ăn nhiều lê có thể làm ẩm phổi và thanh hỏa, dưỡng âm. Theo sách Bản thảo cương mục ghi lại: “Lê có thể làm ẩm phổi và trừ đờm, khử hỏa và trừ nhiệt, có thể kiểm soát ho và làm dịu cơn khát".

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc - 3

Ngoài ra, lê có vị ngọt thanh, nhiều nước, giòn nên nhiều người thích ăn. Việc ăn lê vào mùa đông rất có lợi.

Tuy nhiên, lê có tính lạnh, sau khi luộc lê thì tính lạnh giảm đi, có tác dụng làm khô ẩm, trừ hỏa tốt hơn. Một số người thích gọt bỏ vỏ lê khi nấu, điều này là không nên, vỏ lê là phần tốt nhất để giữ ẩm cho phổi và giảm ho.

Trước khi luộc lê nên rửa sạch, cắt thành từng miếng và luộc, có thể thêm ít đường phèn, nấu trong 10 phút, ăn khi còn ấm. 

3. Táo hấp: Ngừa tiêu chảy

Vào khoảng tháng 11 hàng năm là thời kỳ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao, và táo hấp có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy. Táo có chứa axit tannic và pectin, axit tannic là chất làm se ruột, có thể làm giảm lượng nước trong phân, sau khi nấu chín, pectin còn có tác dụng làm se ruột và giảm tiêu chảy tốt hơn.

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc - 4

Vỏ táo cũng rất giàu axit tannic và pectin cũng được phân bố ở phần cùi gần vỏ, vì vậy không nên gọt vỏ táo khi hấp để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng.

Với những trẻ nhỏ chưa ăn được táo cả miếng, cha mẹ có thể rửa sạch táo, gọt vỏ, cắt thành từng miếng cho vào nồi hấp chín. Sau khi để nguội bớt, dùng thìa nghiền nát. Món táo hấp nghiền nhuyễn rất thích hợp cho các bé ăn dặm.

4. Cam hấp: Giúp giảm ho

Hấp cam là cách chữa ho thông dụng nhất trong mùa thu, nhưng phương pháp này thích hợp với chứng ho nóng do khí trệ và huyết ứ hoặc phổi khô, chứ không thích hợp với chứng ho do ngoại cảm phong hàn.

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc - 5

Cách làm cụ thể là rửa sạch cam rồi ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút. Dùng dao cắt bỏ một đầu của quả cam để tạo thành hình như chiếc cốc. Dùng đũa chọc vài lỗ trên phần thịt cam rồi đậy phần vỏ cam vừa cắt ra lên. Cho cam vào bát và hấp cách thủy trong vòng 15 phút, sau khi hấp chín thì bỏ vỏ cam ăn cùi, tốt nhất nên uống phần nước cốt dưới đáy bát.

5. Trà bưởi mật ong: Bổ sung nước cho cơ thể

Bưởi chứa nhiều nguyên tố vi lượng tự nhiên, ít calo và ít đường. Trong bưởi có rất nhiều nước, khoảng 80% là nước trên 100 gam, vào mùa đông hanh khô, bạn có thể ăn bưởi để bổ sung nước.

Nếu không thích bưởi vì có vị hơi đắng và chua, bạn có thể làm trà bưởi mật ong. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

5 loại trái cây nấu chín còn tốt gấp nhiều lần ăn sống, vừa giúp da sáng hồng vừa trị bệnh tốt khỏi tốn tiền thuốc - 6

Cách làm trà bưởi mật ong: Chuẩn bị 1 quả bưởi, 250 gam mật ong, 100 gam đường phèn, 5 gam muối. Rửa sạch bưởi và ngâm trong nước khoảng 60 độ trong 10 phút. Gọt vỏ bưởi và tách lấy phần cùi trắng, đem băm nhỏ, chần qua nước nóng trong 10 phút.

Sau đó cho vỏ và cùi bưởi vào nồi, đun trên lửa lớn, sau đó chuyển sang lửa nhỏ và đun đến khi keo lại. Khi nguội thì cho thêm mật ong và thêm nước để uống.

PN (Nguoiduatin.vn)