Để mũi tiêm thứ 3 đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tránh những điều này sau khi tiêm:
Bỏ qua thời gian quan sát tại chỗ
Nhiều người sau tiêm thấy bản thân có vẻ khỏe khỏe, không gặp phản ứng gì thì đứng dậy đi về luôn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, đôi khi phản ứng nó không tới tức thì. Do đó, các cơ quan y tế vẫn khuyến cáo sau tiêm mũi 3, mọi người nên chờ ở chỗ tiêm từ 15 – 30 phút rồi hãy về. Lý do là vì đó là khoảng thời gian cần thiết để theo dõi liệu có xuất hiện phản ứng dị ứng hiếm gặp không.
Đặc biệt, nhóm người có cơ địa bị dị ứng cần hết sức chú ý và tuân thủ điểm này. Những phản ứng này có thể nhẹ nhàng như phát ban song cũng có khi nghiêm trọng như sốc phản vệ. Nếu xuất hiện những phản ứng này, bác sĩ sẽ có thể nhanh chóng cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Chủ quan với các phản ứng phụ, nghĩ rằng hai mũi trước không gặp thì đến mũi 3 cũng không sao
Theo các chuyên gia, phản ứng của cơ thể với mũi 3 có thể tương tự với mũi 1 và mũi 2 song không được xem thường. Nhất là những người tiêm trộn vắc xin tăng cường có thể khiến cơ thể phát sinh thêm một số tác dụng phụ.
Theo PGS Phùng Nguyễn Thế Nguyên (ĐH Y Dược TP. HCM) cho biết: Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm mũi 3 gồm: Đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt. phản ứng dị ứng…
Theo Ths. BS Nguyễn Hiền Minh (Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, BV ĐH Y dược TP. HCM) cho hay: Mỗi lần tiêm vắc xin thì cơ thể có những phản ứng sau tiêm hoàn toàn khác nhau tùy vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe trong ngày tiêm.
Mặc dù những biến cố bất lợi sau tiêm mũi 3 không khác biệt so với mũi 1 và mũi 2, không làm trầm trọng hơn những triệu chứng nếu có. Song bạn vẫn có thể gặp phản ứng sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần theo dõi thật kỹ ngay tại chỗ tiêm và sau khi về nhà.
Vận động mạnh
Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên hoạt động thể chất quá sức trong khoảng 1 tuần đầu hoặc lâu hơn sau mỗi mũi tiêm. Điều này được đưa ra dựa trên báo cáo của Cơ quan y tế Bỉ về một số trường hợp gặp vấn đề về tim phải nhập viện ở vận động viên đua xe đạp từ 15 – 17 tuổi thi đấu ngày thứ 2 sau tiêm.
Hay công bố của Cơ quan y tế Singapore về trường hợp một thiếu niên 16 tuổi bị ngưng tim do tập tạ sau 6 ngày tiêm chủng. Sau đó, Bộ Y tế nước này cũng khuyến cáo người dân nên tránh hoạt
T.S Tan Huay Cheem (Trung tâm Tim mạch Đại học quốc gia Singapore) cho hay: Vì nguy cơ viêm cơ tim ở nam giới trẻ tuổi sau tiêm nên bạn cần tránh tập thể dục nhất là những bài tập với cường độ từ trung bình tới cao trong 1 tuần đầu sau tiêm. Bởi, chúng ta không thể dự đoán được ai sẽ bị viêm cơ tim sau khi tiêm ngừa, dù tỷ lệ rất thấp.
Còn BS. Van der Mieren tại Brussels thì nhận định: Có thể có vấn đề liên quan tới phản ứng miễn dịch khi vắc xin tạo ra kháng thể để chống lại Covid-19. Phản ứng này dường như có thể ảnh hưởng tới cơ tim. Vì vậy, mọi người khi tiêm xong cần có thời gian nghỉ ngơi.
BS tim mạch Guido Claessen (Đại học Leuven – Bỉ) nói: Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng viêm cơ tim chứ không chỉ có vận động viên. Bởi, việc chơi thể thao nhất là với cường độ cao sẽ gây thêm căng thẳng cho cơ nên cần ít nhất 1 tuần thậm chí là 2 tuần nghỉ ngơi.
Nói tóm lại, theo các chuyên gia, bạn có thể tập thể dục sau tiêm là điều có thể nhưng chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ thay vì chạy bộ.
Uống rượu bia
T.S Natasha Bhuyan (PGS lâm sàng tại ĐH Y Arizona – Mỹ) đánh giá: Việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng tới cách mà hệ miễn dịch phản ứng với vắc xin. Hơn nữa, rượu bia còn khiến cơ thể bị mất nước và làm tăng các triệu chứng do tác dụng phụ sau tiêm gây ra, chẳng hạn như đau cơ, mệt mỏi…
Ngoài ra, nó còn làm suy yếu phản ứng miễn dịch để sinh kháng thể của vắc xin.
Theo Thạch Thảo (Khỏe & Đẹp)