Trong cuộc sống hàng ngày, gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể chúng ta, đồng thời nó cũng là cơ quan nội tạng to nhất với chức năng chính là tổng hợp, tạo máu, chuyển hóa và giải độc. Các thói quen xấu thường gặp như cảm xúc không tốt, thường xuyên thức khuya, ăn uống không hợp lý, thường xuyên nghiện rượu… đều có thể làm tổn thương gan.
Nếu chúng ta thường xuyên quan sát kỹ miệng của mình, thấy có 4 biểu hiện bất thường này hãy đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan kịp thời.
1. Môi xỉn màu
Trong cuộc sống hàng ngày, môi luôn ẩm và hồng do bên dưới lớp da môi được bao phủ bởi một hệ thống chằng chịt những mao mạch (mạch máu nhỏ).
Do đó, nếu gan bị bệnh, chức năng tạo máu của cơ thể sẽ bị suy giảm, khả năng dẫn truyền của mạch máu cũng bị suy giảm dẫn đến việc môi không có màu máu (màu hồng hoặc đỏ tươi) mà là sắc môi nhợt nhạt.
2. Môi bong tróc
Nhiều người cho rằng môi bong tróc liên quan đến việc cơ thể thiếu nước hoặc môi khô quá mức, thực tế, tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi chứng rối loạn chuyển hóa ở gan.
Như đã nói ở trên, gan có chức năng giải độc cho cơ thể, một khi nó không thể đảm nhiệm chức năng này, giải độc không kịp thời thì tất yếu bên trong cơ thể sẽ xuất hiện các tổn thương ở gan, máu chứa độc tố cũng theo đó đến môi và gây ra tình trạng môi nứt nẻ.
3. Khô và đắng miệng
Theo các khảo sát thực tế trên thế giới, hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh gan có xuất hiện tình trạng đắng miệng, khô miệng, nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
Điều này là do gan không kịp chuyển hóa các chất độc trong cơ thể, cộng với tính kích thích mạnh sẽ gây ra hiện tượng khô miệng, đắng miệng.
4. Chứng hôi miệng
Trong cuộc sống hàng ngày, gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất trong cơ thể chúng ta, amoniac (chất khí có mùi khai) sinh ra từ quá trình trao đổi chất có tác dụng thải độc nhất định đối với cơ thể.
Rất nhiều amoniac được tổng hợp thành urê qua gan và sau đó được bài tiết qua thận. Khi tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ làm suy yếu tác dụng khử amin, làm tăng nồng độ amoniac trong máu, gây lắng đọng một lượng lớn amoniac. Một số amoniac sẽ được tống ra ngoài khi trung tiện (xì hơi), và một số khác (phần nhiều hơn) sẽ được thở ra bằng miệng, gây ra hiện tượng hôi miệng.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy
Theo Golf (Pháp Luật & Bạn Đọc)