Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác!

27/09/2021 07:24:43

Nếu bạn đã chú ý đến vấn đề vệ sinh thân thể nhưng mùi hôi vẫn không thay đổi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật đang đến gần và ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài tuổi thọ.

Khi tuổi tác tăng cao, hoạt động của các cơ quan dần suy giảm khiến cơ thể dễ có mùi hương khó chịu. Đặc biệt là ở phụ nữ sau tuổi 50, mùi hương trên cơ thể sẽ trở nên rõ ràng hơn, do quá trình lão hóa ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể tạo ra nhiều bã nhờn và tỏa ra mùi hương khó chịu.

Mùi hương này có thể giảm bớt nếu cơ thể được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn đã chú ý đến vấn đề vệ sinh thân thể nhưng mùi hôi vẫn không thay đổi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật đang đến gần và ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài tuổi thọ.

Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác!

4 bộ phận luôn "bốc mùi" là dấu hiệu của tuổi thọ ngắn

1. Hôi miệng

Hôi miệng thường liên quan đến việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày thì hãy cẩn thận với vấn đề trong cơ thể. Người mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu (gây ra bởi vi khuẩn có hại trong mảng bám răng) thường có mùi hôi rõ rệt trong khoang miệng.

Hôi miệng cũng là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori tạo ra một lượng lớn men urease có thể nhanh chóng phân hủy ure amoniac – đây là một chất có mùi đặc biệt, khiến cho miệng bị hôi. Nếu cơ thể nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính, thậm chí là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa suy giảm khiến thức ăn không được phân hủy hoàn toàn cũng dẫn đến bệnh hôi miệng. Một khi hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, nếu cơ thể bị hôi miệng trong thời gian dài thì cần nhanh chóng điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau này.

Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác! - 1

 

2. Nước tiểu có mùi

Đi tiểu là cách cơ thể loại bỏ các chất cặn bã, do đó thông qua nước tiểu có thể đánh giá tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn nước tiểu có mùi hôi bất thường có liên quan mật thiết đến tình trạng nhiễm trùng. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến chức năng của cơ quan bị suy giảm. Lúc này nước tiểu có mùi hôi kèm theo các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt hoặc tiểu rắt, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Ngoài ra, người khỏe mạnh thường có nước tiểu màu trong hoặc vàng nhạt, không có mùi bất thường. Nếu gan và túi mật bị tổn thương, bilirubin trong máu tăng cao sẽ khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm.

3. Bàn chân có mùi hôi

Trên cơ thể con người có hàng trăm nghìn tuyến mồ hôi. Trong quá trình vận động, mồ hôi được tiết ra, tiếp xúc với không khí sẽ nhanh chóng bốc hơi và tạo thành mùi hôi chân. Bàn chân thường được bao bọc trong giày và tất nên rất dễ trở thành địa điểm để vi khuẩn sinh sôi.

Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác! - 2

Thông thường, bệnh hôi chân chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp chứ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nguyên nhân mắc bệnh có liên quan đến bệnh beriberi. Người mắc bệnh beriberi có da chân dễ bị ăn mòn, thường gặp nhất ở chỗ tiếp giáp giữa các ngón chân, bụng ngón chân và lòng bàn chân. Lúc đầu, các ngón chân sẽ chảy nước và nổi mụn nước, về sau sẽ khô lại, ngón chân dần bị bong vảy và bào mòn, ngứa, phát ra mùi hôi.

4. Mùi hôi dưới cánh tay

Nếu cơ thể đột nhiên có mùi hương nặng, đặc biệt ở phần da dưới cánh tay thì cần đề phòng các vấn đề về gan, thận. Bởi nếu gan bị tổn thương, các chất độc, rác thải trong cơ thể không dễ dàng đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành mùi hôi, thậm chí trên quần áo còn bắt gặp những vết mồ hôi màu vàng. 

Ngoài ra, thận là cơ quan giải độc nên khi chức năng của thận suy giảm, quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể bị cản trở, độc tố và vi khuẩn không thể đào thải qua đường nước tiểu sẽ được chuyển hóa hết qua tuyến apocrine dưới nách gây ra bệnh hôi nách.

Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác! - 3

Sau 50 tuổi, thực hiện 5 điều này mỗi ngày sẽ bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ

- Giảm mỡ thừa ở vòng eo

Khi bước qua tuổi trung niên, chức năng của các cơ quan dần suy giảm khiến cơ thể dễ bị tích tụ mỡ thừa ở vòng eo và mắc bệnh béo phì. Người cao tuổi nên chú ý đến kích thước vòng eo của mình, không nên để số đo vòng eo vượt quá 90cm, bằng cách tăng cường tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

- Thay rượu bằng trà

Những người thường xuyên uống trà có xu hướng sống lâu hơn. Bởi trà có thể ức chế sự phát triển của bệnh tim mạch, giảm tác hại của rượu đối với gan, điều hòa ruột và dạ dày, bảo vệ gan, tăng cường lợi mật…

- Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân với nước ấm trong 20 phút để bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Hoạt động này không chỉ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh, giải cảm, chống cảm lạnh.

Nếu cơ thể có 4 bộ phận luôn 'BỐC MÙI', điều đó chứng tỏ bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác! - 4

- Phơi nắng vào ngày đông

Vào mùa đông, thời tiết giá lạnh, năng lượng dương tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Nếu tranh thủ phơi nắng sẽ có lợi cho sức khỏe, kích hoạt vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch.

- Loại bỏ cảm xúc tiêu cực

Nếu cơ thể luôn trong trạng thái nóng giận sẽ làm cho khí huyết trong cơ thể tăng lên, điều này đặc biệt nguy hiểm cho người bị cao huyết áp và mắc các bệnh tim mạch. Trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo duy trì cái nhìn tích cực, hạn chế cáu giận sẽ giúp đầu óc thư thái, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)