Nhiều người lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe dạ dày, thường xuyên ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc ăn quá lạnh, cáu gắt, sau khi bị bệnh dạ dày lại không chủ động điều trị, không kiểm soát được diễn biến của bệnh dẫn đến tổn thương thêm các niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội cho các tế bào dạ dày để trở thành ung thư.
Khi mắc bệnh ung thư dạ dày, một số người bệnh còn lập lờ cho rằng mình đang mắc bệnh thông thường về dạ dày và tự ý dùng thuốc điều trị.
Sau khi bị kích thích, tế bào ung thư sinh sôi và xâm lấn vào dạ dày, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, lúc đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện tình trạng bệnh đã bước sang giai đoạn giữa và cuối. Điều này không chỉ làm tăng thêm khó khăn cho việc điều trị mà cũng làm giảm tỷ lệ sống sót sau 5 năm.
Ung thư dạ dày khi mới khởi phát thường đi kèm với 4 biểu hiện này sau bữa ăn, nếu phát hiện ra chúng thì đừng dại dột mà bỏ qua.
1. Buồn nôn và nôn
Trong giai đoạn đầu khi dạ dày bị "xâm lược" bởi các tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ăn. Điều này là do các tế bào ung thư gây ra kích thích cho niêm mạc dạ dày. Sau khi thức ăn vào dạ dày, kích thích trầm trọng hơn có thể gây ra sự cản trở đường tiêu hóa.
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ gặp hiện tượng trào ngược thức ăn, khó nuốt.
2. Nấc liên tục
Ăn quá nhanh, quá no, hoặc dạ dày bị kích thích do lạnh có thể khiến cơ hoành co thắt tạo ra hiện tượng nấc cụt, thường sau một thời gian ngắn sẽ đỡ.
Tuy nhiên, nếu thấy cơn nấc kéo dài quá lâu mà không dứt thì bạn phải đề phòng sự hiện diện của tế bào ung thư trong dạ dày, bởi sau khi nó phát triển quá lớn sẽ chèn ép cơ hoành và dây thần kinh phế vị khiến bệnh nhân bị nấc cụt kéo dài sau bữa ăn.
3. Trướng bụng và đau bụng
Ở giai đoạn đầu sau khi mắc bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng đầy bụng, đau bụng.
Điều này xảy ra do các tế bào ung thư kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy no, thậm chí đầy bụng ngay cả khi họ ăn rất ít thức ăn. Nếu niêm mạc dạ dày bị hư hỏng, thực phẩm và axit dạ dày sẽ gây khó chịu, tạo ra những cơn đau bụng ở các mức độ khác nhau.
4. Tiêu chảy
Ăn thực phẩm quá hạn, hư hỏng có thể gây tiêu chảy, nhưng nếu không có vấn đề gì về chất lượng thực phẩm hay chế độ ăn uống (không kết hợp các loại thực phẩm kiêng kị nhau) mà bạn vẫn bị tiêu chảy sau bữa ăn thì cần lưu ý những bất thường ở dạ dày, ruột.
Ví dụ, sau khi bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu ăn vào, thức ăn không thể tiêu hóa và phân hủy thuận lợi, sẽ dẫn đến tiêu chảy thường xuyên. Nếu tế bào ung thư làm tổn thương các mạch máu trong thành dạ dày, chảy máu dạ dày sẽ khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen.
Nguồn và ảnh: QQ, BV ĐKQT Vinmec, The Healthy