Bệnh mãn tính xuất hiện với tỉ lệ ngày càng tăng, kể cả ở người trẻ tuổi
Chúng ta đều biết rằng, bệnh mãn tính là những căn bệnh xảy ra một cách từ từ và càng ngày càng trở nên nặng hơn, rất khó chữa, và thuốc chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng, không thể điều trị khỏi.
Tuy nhiên, trên thực tế thì các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mãn tính có thể phòng ngừa và kiểm soát được, nhưng nhiều người lại không chú ý đến điều này, để đến khi mắc bệnh rồi mới cuống cuồng lên tìm hiểu, lúc đó thì hầu như đã muộn.
Các bệnh mãn tính sợ nhất với lối sống không lành mạnh, những thói quen này được kể tên đầu tiên là thiếu hoạt động thể chất, thiếu vận động, thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu… là những yếu tố nguy cơ chính của một loạt các bệnh mãn tính, đặc biệt đáng sợ là các bệnh này còn xuất hiện ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả các bệnh mãn tính. Trong đó, thói quen hút thuốc lá là đặc biệt nguy hại vì chúng ta biết, thuốc lá chứa tới hơn 200 chất gây độc hại, có hại nhất là những thành phần có thể dẫn đến ung thư.
Sau đây là những thói quen xấu có thể gây ra các bệnh mãn tính sớm, đặc biệt ở người trẻ
1. Thiếu hoạt động thể chất
Thừa cân, béo phì và rối loạn lipid máu (mỡ máu) do hoạt động thể chất không đủ là những yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả sự hình thành các bệnh mãn tính.
2. Hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ra một loạt các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, ung thư thực quản và các khối u ác tính khác.
Những mối nguy hiểm của việc hút thuốc không chỉ dừng lại ở việc gây hại cho các bộ phận cụ thể, mà chúng sẽ lan truyền khắp các cơ quan và hệ thống của cơ thể.
Thuốc lá được xem là một nguồn độc hại rõ ràng vì chứa tới hơn 200 chất độc hại, có thể gây ung thư, trong đó có hại nhất là tar, nicotine và carbon monoxide…
3. Uống bia rượu quá nhiều
Đông y quan niệm rằng uống rượu càng nhiều càng gây tổn thương gan. Khi uống quá nhiều sẽ tạo ra các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mãn tính hoặc nguy hiểm tính mạng như ung thư gan, tăng huyết áp và đột quỵ… vì vậy mà bất cứ ai cũng nên nỗ lực để kiềm chế việc uống rượu, hạn chế ở mức tối đa.
4. Thức khuya
Đã có rất nhiều nghiên cứu công bố về tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe. Từ quan điểm của nội tiết học, thời gian ngủ hàng ngày nhất định phải từ 11 giờ đêm, không nên thức khuya hơn sau thời gian này.
Thức khuya trong thời gian lâu dài có thể gây rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn hệ thần kinh, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, tăng nguy cơ ung thư.
Lịch làm việc bình thường của mỗi người nên được sắp xếp hợp lý, thời gian nghỉ ngơi cần đầy đủ và đi ngủ trước 11 giờ tối.
Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Đây là cách mà mọi người có thể tự nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân thông qua việc kiểm tra toàn diện các yếu tố nguy cơ sức khỏe bằng phương pháp y tế.
Việc làm này có ý nghĩa quan trọng vì có thể ngăn ngừa phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm và đóng vai trò phòng ngừa tích cực đối với các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mãn tính. Do đó, những người trên 30 tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể, tốt nhất là mỗi năm một lần.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)