Hai vợ chồng ông Tôn, Trung Quốc gần đây cảm thấy không khỏe, bụng đau âm ỉ nên cùng nhau đi khám bệnh. Sau khi kiểm tra bằng các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán họ bị ung thư dạ dày, buộc phải vào viện điều trị.
Vài tuần sau đó, con trai của họ cũng bị đau bụng dữ dội, mặt mũi tái, khi đi khám cũng bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Bệnh tật cùng một thời điểm khiến cả ba người trong gia đình họ bàng hoàng, khiếp sợ. Làm thế nào ba người có thể bị ung thư dạ dày liên tiếp như vậy?
Bác sĩ kiểm tra cách ăn uống của gia đình ông Tôn và phát hiện, gia đình này sống tiết kiệm, thói quen ăn uống nhiều năm không hề thay đổi. Ba người trong gia đình có một thói quen "ngày này qua tháng khác" là bữa ăn luôn có món dưa muối, cà muối. Món ăn kèm này không chỉ rẻ mà còn bảo quản được lâu, hương vị ngon, tuy nhiên cũng chính là tác nhân gây ra căn bệnh ung thư dạ dày.
Tại sao món ăn quen thuộc trong bữa ăn lại gây ung thư?
Dưa cà muối/cải bắp là món ăn khoái khẩu và quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn dưa không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí món ăn này còn gây ung thư thực quản, vòm họng, và nhiều loại ung thư khác.
Bởi các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Trong khi muối dưa, nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit.
Lúc bạn ăn dưa, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện để nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm... tạo thành hợp chất nitrosamine - 1 chất có khả năng gây ung thư.
Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2 - 3 ngày), hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat. Hàm lượng nitrat này sẽ giảm dần và gần biến mất hẳn khi dưa đã chua vàng.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng bạn không nên ăn dưa, cà muối xổi (còn xanh, vị còn cay nồng, mùi hăng) hoặc dưa đã bị nát, nhớt, đổi màu thâm đen, bốc mùi khó chịu. Bạn hãy nhớ, dưa, cà chưa đủ độ chua, nghĩa là hàm lượng nitrit còn cao. Và khi dưa muối đã bị khú, nổi váng trắng thì lượng nitrit cũng sẽ tăng cao trở lại.
Vậy ăn dưa, cà muối thế nào thì mới an toàn cho sức khỏe?
- Ăn dưa, cà muối khi đã "chín" - có màu vàng, thơm, không còn bị hăng, ngái... Tuyệt đối không ăn dưa, cà muối xổi hoặc đã quá chín, quá chua, đổi màu thâm đen, nhớt, biến mùi...
- Dụng cụ muối dưa, cà đảm bảo vệ sinh, không đựng trong thùng sơn, nhựa tái chế, gốm sành sứ quá lòe loẹt.
- Khi rửa dưa, cà không rửa quá nát, dễ gây ủng dưa khi muối.
Thực phẩm bổ dưỡng nào nên ăn thường xuyên, tốt cho dạ dày?
Khoai mỡ: Nếu muốn bảo dưỡng dạ dày, có thể thường xuyên ăn một ít khoai mỡ. Loại củ này giúp bồi bổ niêm mạc dạ dày, bảo vệ sức khỏe đường ruột, có tác dụng nhất định trong việc giảm viêm dạ dày và loét dạ dày, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
Bắp cải: Có tác dụng thúc đẩy thể dịch, giảm ho, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có thể thúc đẩy niêm mạc đường tiêu hóa tự sửa chữa và giải độc, giảm viêm dạ dày hiệu quả, giảm nguy cơ ung thư, giúp dạ dày dần được cải thiện.
Đặc biệt đối với những người bị khó chịu về đường tiêu hóa, dùng bắp cải nấu các món ăn trong sinh hoạt hàng ngày, hiện tượng khó chịu ở dạ dày sẽ dần giảm, dạ dày cũng dần được cải thiện.
Bí ngô: Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bí ngô tính ấm, vị ngọt, vào kinh tỳ vị, có tác dụng dưỡng vị rất tốt, đặc biệt là vào mùa hè. Ăn bí ngô có thể ngăn ngừa chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bởi nghiên cứu cho thấy trong bí ngô có chứa thành phần pectin phong phú, sau khi đi vào cơ thể con người sẽ giúp bài tiết vi khuẩn và các chất có hại trong dạ dày, tránh bị tổn thương liên tục.
Có nhiều cách dùng bí ngô, bạn có thể hấp ăn hoặc dùng để nấu cháo, có tác dụng hồi phục niêm mạc dạ dày, bồi bổ dạ dày.
Khoai lang: Khoai lang là một loại ngũ cốc thô, giàu chất xơ, ăn thường xuyên có thể giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ghi chép liên quan cho thấy khoai lang có tác dụng ấm bụng, bổ thận ích khí, thích hợp cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Cà rốt: Một số người không thích cà rốt vì cho rằng nó có vị lạ nhưng thực tế cà rốt không chỉ giàu vitamin C mà còn có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa được cải thiện.
PN (SHTT)