Tờ Sohu ngày 29/5 đưa tin về trường hợp của ông Vương (63 tuổi, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc), được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dù từ trước đến nay sức khỏe rất tốt, ông ít khi bị cảm chứ đừng nói đến chuyện mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên gần đây ông Vương thấy phân của mình chuyển sang màu đen. Linh cảm cơ thể có dấu hiệu không tốt, ông vội vàng đến bệnh viện huyện đăng ký khám sức khỏe tổng quát.
Sau khi thăm khám, bác sĩ nói với ông Vương rằng: Kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) của ông cao hơn so với người bình thường. Đề nghị ông chụp CT bụng, kết quả CT thấy có nhiều nốt bất thường ở trực tràng.
Bác sĩ lập tức chuyển tuyến cho ông Vương lên bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang. Tại đây, bác sĩ thăm khám chuyên sâu và nhận định cả trực tràng lẫn dạ dày của ông đều xuất hiện khối u ung thư. Rất may, ung thư đang ở giai đoạn đầu nên vẫn có khả năng điều trị.
Sau đó, ông Vương đã được phẫu thuật theo phác đồ mà các bác sĩ chuyên khoa ung bướu đưa ra. Câu chuyện của ông Vương là bài học cho tất cả chúng ta, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là có 3 chỗ chuyển sang màu đen thì nên kịp thời đi khám.
3 vị trí chuyển sang màu đen cảnh báo bệnh ung thư
1. Móng tay đen: U hắc tố ác tính
U hắc tố ác tính là một loại ung thư thường gặp ở ngoài da, là bệnh lý ác tính của tế bào sinh sắc tố melanin.
Khi bệnh xuất hiện, móng tay có thể xuất hiện một đường sọc màu đen. Dù đây có thể là dấu hiệu của bệnh nấm móng, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua nguy cơ mắc ung thư. Nếu nhận thấy vệt màu đen ở móng tay có chiều hướng tăng sinh, không đối xứng về hình dạng, không đều màu... thì nên đi khám bệnh sớm.
2. Mặt đen sạm: Ung thư gan
Da xỉn màu không rõ nguyên nhân, xuất hiện sắc tố nâu trên da mũi và trán có thể là dấu hiệu của các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi mắc bệnh, khả năng chuyển hóa và hấp thụ sắt sẽ giảm đi, khiến một lượng lớn canxi và sắt trong máu liên tục lắng đọng trên bề mặt da, làm màu da tối hơn và xỉn màu. Ngoài ra, do gan bị tổn thương, estrogen không thể chuyển hóa, gây ra hiện tượng giãn nở mao mạch và làm thay đổi màu da.
Ngoài ra, ung thư gan còn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên bên phải, ngứa da, vàng da, chán ăn, sụt cân.
3. Phân đen: Ung thư đường tiêu hóa
Phân bình thường hầu hết có màu vàng hoặc nâu vàng, nếu đi ngoài ra phân đen có thể do nhiều nguyên nhân như ăn nhiều tiết lợn, tiết vịt, gan động vật, uống bổ sung sắt, bismuth và các loại thuốc khác.
Tuy nhiên, nếu phân có màu đen, nhầy hoặc xuất hiện mủ, đi kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, thay đổi thói quen đi tiêu, sụt cân… thì bạn cần chú ý, đó có thể là một khối u ác tính đường tiêu hóa. Hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bơi lội là bài tập chống ung thư rất tốt
Trong thời đại ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, mỗi chúng ta đều nên tham gia phòng chống ung thư, và bơi lội là một môn thể dục chống ung thư rất tốt.
Đã nghiên cứu về bệnh ung thư trong nhiều năm, viện sĩ Tang Zhaoyou, một bác sĩ phẫu thuật khối u nổi tiếng ở Trung Quốc ở tuổi 90, tin rằng bài tập chống ung thư tốt nhất là bơi lội, có thể cải thiện khả năng miễn dịch và điều hòa nội tiết.
Viện sĩ Tang đã bơi từ năm 60 tuổi, và bây giờ ông vẫn đi bơi mỗi ngày một lần, mỗi lần bơi 30 phút.
Tại sao bơi lội có thể chống ung thư? Theo bác sĩ, nhịp thở cần phối hợp nhịp nhàng với các động tác khi bơi, từ đó có thể tăng dung tích phổi và vận động các chi một cách hợp lý. Bơi lội tiêu thụ nhiều chất béo và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa hơn các môn thể thao khác.
Hơn nữa, bơi lội có thể làm tăng tiết dopamine, tăng cường thể chất và cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, các nghiên cứu ban đầu cũng phát hiện ra rằng bơi lội có thể kích thích sản xuất interferon trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và tái phát của bệnh ung thư.
So với các môn thể thao khác, lợi ích của bơi lội cũng thể hiện ở một số khía cạnh:
1. Bảo vệ các khớp và cột sống thắt lưng. Dưới sức nổi của nước, áp lực khớp giảm đáng kể, từ đó giúp người tập giữ được thân hình cân đối, khỏe mạnh.
2. Tăng cường chức năng tim phổi, nâng cao sức bền của tim, cải thiện lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Thúc đẩy sự phát triển thần kinh của não, giảm lo lắng, trầm cảm và các cảm xúc tiêu cực khác.
4. Bơi giúp tiêu hao nhiều calo hơn, hiệu quả giảm cân gấp đôi với nửa công sức bỏ ra.
Bơi lội có rất nhiều lợi ích, có lợi cho hầu hết mọi cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết chỉ nên bơi vừa phải để tốt cho sức khỏe, mỗi lần bơi nên kiểm soát trong vòng 30 phút - 2 tiếng.
Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)