Ngày nay, nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực công việc và học tập ngày càng nhiều... Điều đó khiến cho con người có xu hướng hình thành những thói quen xấu như ngồi nhiều, ít vận động, thức khuya hơn, ăn quá muộn, ăn quá no. Chính những thói quen này đã tác động xấu đến hệ miễn dịch của chúng ta, tạo điều kiện để các tế bào ung thư xuất hiện, nhân lên và phân chia "điên cuồng".
Bệnh ung thư trên thế giới có xu hướng tăng lên và trẻ hóa theo từng năm. Nhưng bạn không nên quá lo lắng bởi vì trước khi ung thư đến, có rất nhiều tín hiệu mà bạn có thể nhận ra nó, bạn có thể đi khám trước khi bệnh trở nên quá nghiêm trọng.
Nếu vùng mông có 2 dấu hiệu này, cảnh giác ung thư đã xuất hiện.
1. Xuất hiện khối u ở mông: Ung thư hậu môn
Không giống như các bệnh ung thư đại trực tràng khác, ung thư hậu môn có nguy cơ xảy ra ở phụ nữ gần gấp đôi so với nam giới (theo thống kê năm 2018 từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ). Viện Ung thư Quốc gia (NCI), một viện thuộc Viện Y tế Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ, cho biết hầu hết các bệnh ung thư hậu môn bắt đầu từ các tế bào của cơ thể ở lớp lót bên trong ống hậu môn.
Mặc dù nhiều người sẽ thấy ngại khi nói rằng mình cảm thấy sưng, đau phần hậu môn, nhưng việc xác định các triệu chứng của ung thư hậu môn có thể giúp chẩn đoán nhanh chóng.
Ngoài xuất hiện khối u gần hậu môn, ung thư hậu môn còn có các triệu chứng như:
- Táo bón hoặc thay đổi tiêu hóa.
- Chảy máu từ hậu môn hoặc trực tràng.
- Đau ở khu vực xung quanh hậu môn.
- Ngứa hoặc tiết dịch nhầy tại hậu môn.
Theo Hiệp hội ung thư phi lợi nhuận Nam Phi (CANSA), phụ nữ mắc ung thư có thể có nhiều triệu chứng hơn. CANSA cho biết phụ nữ có thể bị đau thắt lưng do khối u đè lên âm đạo cũng như khô âm đạo và liên tục phải đi vệ sinh.
2. Ngứa hậu môn, có máu trong phân: Ung thư ruột
Ung thư ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, loại ung thư này có thể điều trị và chữa khỏi nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Có một triệu chứng của ung thư ruột mà nhiều người rất hay bỏ qua đó là ngứa hậu môn.
Ngoài ra, có máu đỏ tươi, đỏ sẫm trong phân cũng có thể là triệu chứng của ung thư ruột. Nếu như các triệu chứng không cải thiện trong vòng 4 tuần, hoặc nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc tiếp tục tái phát sau khi ngừng điều trị thông thường, thì bạn rất nên đi khám ngay.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư?
Con người còn có một "vũ khí" vô cùng tối cao đó chính là "hệ miễn dịch", chính vì vậy thông thường, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u. Tuy nhiên nếu như hệ miễn dịch suy yếu, ung thư sẽ tăng sinh. Có thể thấy, thói quen tốt là một tuyến phòng thủ quan trọng để chống lại các tế bào ung thư.
- Thói quen ăn uống: Mọi người nên kiểm soát lượng đồ chiên rán mà mình ăn mỗi ngày. Thay vào đó, hãy ăn nhiều đồ luộc, trái cây, rau xanh và ngũ cốc.
- Lối sống: Học cách tự điều tiết cảm xúc và tránh thức khuya. Các cơ quan và mô trong cơ thể con người tự sửa chữa trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, nếu chúng ta không ngủ thì chúng sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể khiến cơ thể suy kiệt, hư tổn, lâu ngày dễ sinh bệnh. Ngoài ra, cần vận động hợp lý để giúp cơ thể con người giải độc kịp thời, không để chất độc tích tụ, con người khỏe mạnh hơn.
Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)