1. Cà chua
Cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, thích hợp bảo quản nơi ấm hơn trong tủ lạnh. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm xuất hiện các dấu chấm đen và thay đổi mùi vị, đồng thời cũng làm cà chua trở nên mềm nát hơn.
Vì thế, chúng ta không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh để tránh làm chúng héo đi và không còn độ tươi ngon.
2. Chocolate
Chocolate khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ kết thành màn sương trắng làm mất đi hương vị ban đầu và chất dinh dưỡng, đồng thời sẽ làm vi khuẩn dễ xâm nhập.
Vì thế nên bọc kín chocolate và để ở ngăn mát trong khoảng thời gian ngắn.
3. Bánh mì
Đối với bánh mì khi bảo quản trong tủ lạnh chúng sẽ trở nên ẩm ướt và xuất hiện nấm mốc, đồng thời sẽ hút không khí lạnh trong tủ. Bạn nên sử dụng bánh mì càng sớm càng tốt, không nên để quá lâu.
4. Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh sẽ làm dưa bị úng và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của dưa.
Vì thế, chúng ta không nên bảo quản dưa trong tủ lạnh quá lâu để tránh làm dưa bị hỏng và mất chất dinh dưỡng nhé.
5. Khoai tây
Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Vấn đề ở chỗ khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt.
Vì vậy, bạn nên lưu trữ trong túi giấy. Ngoài ra, không nên để khoai tây trong túi ni-lông vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai bị thối rữa nhanh hơn. Hầu hết các giống khoai tây đều tươi ngon trong khoảng 3 tuần.
6. Hành tây
Hành tây khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ trở nên thối và ảnh hưởng mùi vị đến các thực phẩm khác. Vì thế, cho hành tây vào tủ lạnh bảo quản là quyết định sai lầm.
7. Bơ
Để bơ được chín một cách tự nhiên chúng ta không nên cho bơ vào trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm cản trở quá trình làm bơ chín, khiến bơ bị sượng và cứng.
8. Tỏi
Tỏi không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh; không khí lạnh sẽ khiến nó nảy mầm và trở nên khó tiêu, như một loại cao su. Thậm chí nó có thể bị mốc hoặc có thể bắt đầu nảy mầm. Thời hạn bảo quản của tỏi tốt nhất thường một tháng trong một không gian mở trong một cái giỏ.
9. Tremella (nấm trắng)
Tremella bản thân là một loại thực phẩm có chứa nitrat nên ăn không hết, nếu để trong tủ lạnh qua đêm nitrat sẽ chuyển thành nitrit, có thể khiến huyết sắc tố trong cơ thể con người bị oxy hóa thành methemoglobin và mất đi khả năng hoạt động.
Nó có thể gây ra chức năng tạo máu bất thường cho cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe con người, vì vậy chúng ta cũng nên chú ý đến loại thực phẩm này và loại bỏ phần còn lại càng sớm càng tốt.
10. Mật ong
Theo TS Đức Mẫn là chuyên gia với hơn 50 năm kinh nghiệm khai thác mật ong tự nhiên: "thông thường mật ong có thể lỏng, sệt khi ở nhiệt dộ thường 25~ 32 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn xuống dưới 18 độ C sẽ diễn ra quá trình kết tinh ở mật ong thành những hạt nhỏ li ti mất mịn và đều nhau mà dân gian có thói quen gọi là lắng đường. Có nhiều dạng kết tinh ở cổ chai, thân chai hoặc đáy chai."
Ở các nước Đông Nam Á có thói quen đựng mật ong trong các chai lọ đựng có cổ chai cao cho đẹp bắt mắt. Những chai mật ong này rất hiếm khi bắt gặp bị kết tinh nếu bảo quản ở nhiệt độ thường. Hiện tượng kết tinh ở mật ong thường hay gặp vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta hoặc người tiêu dùng vô ý bảo quản mật ong trong tủ lạnh. Một khi mật ong bị kết tinh rồi rất khó khăn trong việc lấy ra sử dụng gây phiền phức cho người dùng.
Ở các nước phương Tây có khí hậu lạnh quanh năm, hiện tượng mật ong bị kết tinh sảy ra thường xuyên hết sức bình thường. Họ chỉ đựng mật ong trong các hũ nhựa có miệng rộng cho dễ sử dụng nếu mật bị kết tinh. Họ dùng thìa để lấy mật ong thay vì rót ra dễ dàng như ở Việt Nam chúng ta.
PN (SHTT)