Nhiều phụ nữ, với bản năng làm mẹ, sau khi lập gia đình cũng vô thức coi mình là người có “trách nhiệm” phải chăm sóc cho chồng. Cô ấy yêu chồng nhiều đến mức coi tất cả những tật xấu, những đau khổ mà chồng đã gây ra là thứ mà mình có thể “rộng lượng” bỏ qua, vì “không phải tôi sẽ chẳng có ai ở bên anh ấy”. Dù người đàn ông có sai trái đến đâu, họ cũng thấy người đàn ông đó đáng thương nhiều hơn đáng giận. Lúc nào họ cũng nghĩ mình có lỗi và cần yêu người đó nhiều hơn để bù đắp cho những khiếm khuyết của anh ta, mà không nghĩ rằng chính lòng tự trọng của mình cũng đang cần bù đắp.
Phụ nữ dù đau khổ vẫn muốn có một gia đình trọn vẹn. Ảnh: minh họa |
Người xưa vốn dạy cho chúng ta cách tha thứ - “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Sức mạnh của tình yêu thường được phụ nữ lý tưởng hóa, cho rằng chỉ cần mình dành cho người đàn ông tấm lòng chân thành, vô điều kiện, thì cuối cùng họ sẽ thay đổi. Cô ấy mặc nhiên tha thứ khi người bạn đời phạm sai lầm hết lần này với lần khác, vì nghĩ mình có thể “thức tỉnh” và thay đổi người đàn ông này. Cô ấy hy vọng một ngày nào đó chồng sẽ hiểu ra và cảm động trước sự hy sinh của cô ấy mà quay đầu lại. Nhưng cô ấy không hiểu, một khi người đàn ông đã không trân trọng cô ấy, thì mọi hy sinh của cô ấy đối với anh ta cũng sẽ chẳng có giá trị gì.
Xã hội Á Đông vẫn còn đặt nhiều định kiến lên người phụ nữ độc thân quá lâu, đặc biệt lại còn là phụ nữ đã ly hôn hoặc phải chịu cảnh gia đình đổ vỡ. Những khó khăn họ có thể gặp phải - phải nuôi con một mình, khó tìm được hạnh phúc lần hai, những dị nghị và đàm tiếu của những người xung quanh khi phải gán lên mình cái mác “bỏ chồng”, những tổn thương họ có thể gây ra cho con cái và người thân khi hôn nhân tan vỡ,… - đôi khi lại đáng sợ hơn rất nhiều so với việc âm thầm chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Phụ nữ dù xinh đẹp và độc lập đến bao nhiêu cũng đều rất sợ cô đơn, khiến họ chấp nhận níu kéo thứ đã không còn thuộc về mình.
4. Nuối tiếc hạnh phúc trong quá khứ
Dù hiện tại có phải chịu đau khổ thế nào, những người phụ nữ này vẫn không nguôi nghĩ về những tháng ngày hạnh phúc trong quá khứ. Dù gì họ cũng đã từng có những kỉ niệm đẹp bên nửa kia, điều đó khiến bất hạnh hiện tại đối với họ trở nên khó chấp nhận. Họ sẽ luôn nhìn về quá khứ và mong chờ mọi thứ có thể quay trở về như lúc ban đầu, chấp nhận chờ đợi rồi lại chờ đợi trong khổ đau. Họ không thể tin được rằng cùng là người đàn ông đó ngày trước đã từng yêu họ rất nhiều, giờ đây lại gây tổn thương cho họ như thế.
Kỉ niệm tình yêu là sức mạnh duy nhất khiến họ "trụ vững". Ảnh: minh họa |
5. Đã “quen” với việc chịu đựng
Khi tình yêu mới bắt đầu xuống dốc, một người phụ nữ vẫn có thể sẽ có những phút suy nghĩ muốn “vùng lên”. Nhưng khi đã chịu đựng quá lâu thì cô ấy lại trở nên “quen” dần với điều đó, cảm thấy đã quá muộn để từ bỏ. Phụ nữ chỉ có một lần thanh xuân trong đời, và nếu họ đã dành gần hết quãng thời gian đó để níu giữ tình yêu, thì chẳng có mấy ai đủ can đảm buông tay vào phút cuối nữa. Ngoài ra, liên tục bị tổn thương mà không đáp trả cũng khiến sự tự tôn của phụ nữ giảm đi ít nhiều, họ cảm thấy mình “mất giá” và không xứng đáng được làm lại từ đầu.
Phụ nữ, hết chịu đựng rồi hy sinh, quanh đi quẩn lại cũng chỉ khổ vì một chữ “tình”. Hiểu được những hy sinh của họ, các ông chồng hãy yêu thương vợ mình nhiều hơn nhé!
Theo Phương Anh (Phunutoday.vn/Khỏe & Đẹp)